Bác Sĩ Ngọc Chuyên Khoa Ung Bướu

Bác Sĩ Ngọc Chuyên Khoa Ung Bướu

Bài viết được viết bởi ThS, BS. Đoàn Trung Hiệp, Trung tâm Xạ trị - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bộ 6 chỉ điểm u trong sàng lọc ung thư phổi: CEA, CA153, SCC, CYFRA 21-1, NSE, ProGRP

Bộ 6 chỉ điểm u được dùng sẽ làm tăng giá trị dự báo ung thư phổi trên những cá nhân có nốt mờ phổi, hoặc nghiện thuốc lá nặng.

CEA, 5 ng/ml; CYFRA 21-1, 3.3 ng/ml; SCC, 2 ng/ml; CA15.3, 35 U/ml; NSE, 25 ng/ml; and ProGRP, 50 pg/ml.

Bộ 6 chỉ số đặc biệt có giá trị khi kết hợp đồng thời, đánh giá một nốt mờ phổi được phát hiện tình cờ để dự báo tính chất lành tính hay ác tính. Khi dùng riêng biệt, độ nhạy- tức là khả năng phát hiện bệnh thì mỗi chỉ điểm ung thư trong 6 chỉ điểm trên chỉ đạt từ 17% (ProGRP) đến 56% (CEA hoặc CYFRA21-1), tuy nhiên khi kết hợp lại thì khả năng phát hiện bệnh tăng lên rất cao 88.5%. Nếu chỉ số xét nghiệm có bất thường nhẹ, thì nên xét nghiệm lại sau 3-4 tuần để khẳng định giá trị của chỉ điểm ung thư đó. Với các chỉ điểm ung thư này khi nó tăng lên gấp 2-3 lần cả 6 chỉ điểm là có ý nghĩa lâm sàng.

Bộ combo 2 chỉ điểm u sàng lọc ung thư gan nguyên phát: AFP và PIVKA-II

Ung thư gan nguyên phát là một trong 3 ung thư hay gặp nhất tại Việt Nam, hàng năm có chục ngàn người mắc, chết do bệnh này. Những cá thể nhiễm virut viêm gan thì có 1/3 phát triển xơ gan trong vòng 20 năm, trong số xơ gan này mỗi năm có khoảng 2-4% tiến triển ung thư gan. Do đó, tỷ lệ ung thư gan sẽ tăng tích lũy hàng năm khá lớn. Tất cả khuyến cáo hiện tại từ Châu Âu và Mỹ đều thống nhất rằng những người bị viêm gan, xơ gan cần sàng lọc mỗi 6 tháng bằng xét nghiệm máu chỉ điểm ung thư gan và siêu âm gan.

AFP là chỉ điểm cổ điển, được dùng rộng rãi trong sàng lọc phát hiện sớm, tuy nhiên độ nhạy-khả năng chẩn đoán bệnh nếu dùng đơn lẻ rất thấp, khối u to thì tỷ lệ tăng AFP 40-60%, khối u nhỏ, giai đoạn sớm chỉ 10-20%. Do đó, PIVKA-II được đưa vào sử dụng giúp tăng độ nhạy, giá trị dự báo chẩn đoán trong sàng lọc, chẩn đoán, theo dõi sau điều trị. PIVKA-II tăng liên quan với kích thước khối u, mức độ xâm lấn mạch máu, di căn xa, tái phát. PIVKA II rất đặc hiệu cho ung thư gan nguyên phát, nó chỉ tăng trong ung thư, các bệnh lý lành tính như xơ gan, u gan lành tính chỉ điểm u này không tăng. Theo hướng dẫn chẩn đoán của Nhật Bản, chẩn đoán xác định ung thư gan khi có hình ảnh điển hình siêu âm u gan, AFP ≥200 ng/ml, PIVKA-II ≥ 45mAU/ml.

Nếu dùng chỉ AFP thì khả năng chẩn đoán chỉ đạt 60%, kết hợp cả AFP và PIVKA-II thì tỷ lệ tăng lên 92,5%.

Chỉ điểm CA15-3 hay được dùng nhất trong lâm sàng ung thư vú. Tuy nhiên, thực tế là nó chỉ có độ nhạy 10% trong ung thư vú giai đoạn I, 20% giai đoạn II, 40% giai đoạn III và 75% giai đoạn IV. Do đó, chỉ dùng CA15-3 để sàng lọc ung thư vú sẽ là chưa đủ, sàng lọc ung thư vú hay dùng tự khám tuyến vú, khám tuyến vú lâm sàng, chụp nhũ ảnh, siêu âm vú, chụp cộng hưởng từ tuyến vú. Có 5% người không có ung thư cũng bị tăng chỉ điểm u CA15-3, các nhà chuyên môn lưu ý răng CA15-3 tăng gấp 5-10 lần giá trị bình thường mới có ý nghĩa lâm sàng.

Chỉ điểm CA15-3 có giá trị bình thường <30-40U/ml. CEA <5 ng/ml. Khi chỉ điểm u tăng quá 25% cần lưu ý, để khẳng định giá trị xét nghiệm lần 2 làm lại sau 1 tháng. CEA kết hợp CA15-3 làm tăng độ nhạy không đáng kể trong ung thư vú.

Chỉ điểm CEA dùng trong chẩn đoán sớm, chẩn đoán phân biệt và theo dõi sau điều trị ung thư đại trực tràng với độ nhạy 46.5%, dùng thêm các chỉ điểm ung thư khác như CA19-9, CA72-4, CA125, Ferritin cũng chỉ tăng độ nhạy lên 50-60%, không nhiều ý nghĩa. Chỉ số bình thường của CEA <5ng/ml.

CEA kết hợp CA72-4 giúp tăng đáng kể độ nhạy trong chẩn đoán ung thư đại trực tràng, cao hơn rất nhiều sự kết hợp CEA và CA19-9. CEA và CA72-4 cho độ nhạy trong chẩn đoán ung thư đại trực tràng 60.6%, cao nhất so với các sự kết hợp combo khác như CEA+CA19-9; CEA+CA125;...

CA19-9 hay được dùng trong chẩn đoán ung thư tụy, đường mật. Tuy nhiên trong sàng lọc, chỉ điểm này có độ nhạy rất hạn chế. Nếu bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng thì độ nhạy chẩn đoán lên đến 80%. Tuy nhiên độ đặc hiệu thấp, nó có thể tăng trong bệnh lý vàng da tắc mật. Nếu CA 19-9 tăng trên 37U/ml, kèm vàng da có bilirubin tăng >51mcmol/l, sụt cân thì bộ ba này có khả năng chẩn đoán ung thư tụy đúng đến 100%. Do vậy KHÔNG dùng CA 19-9 đơn độc để sàng lọc ung thư tụy, hãy dùng chỉ điểm u trong sự phối hợp triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh để đánh giá chẩn đoán khối u tụy, đường mật.

Sử dụng chỉ điểm u trong sàng lọc/ chẩn đoán sớm bệnh ung thư

Sàng lọc là quá trình sử dụng các thăm dò y khoa để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm khi mà bệnh chưa gây ra triệu chứng lâm sàng.

Các chỉ điểm u trong máu, dịch cơ thể có thể dùng trong sàng lọc bệnh ung thư, có những ưu thế sau:

Tuy nhiên, chỉ điểm ung thư có nhược điểm đó là độ nhạy thấp nếu dùng đơn thuần (độ nhạy là khả năng phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm). Do vậy, hiện nay các chỉ điểm ung thư KHÔNG bao giờ được dùng đơn thuần để chẩn đoán sớm ung thư, nó PHẢI được dùng kết hợp nhau, kết hợp với những liệu pháp sàng lọc khác nhằm đảm bảo giá trị trong chẩn đoán sớm bệnh ung thư.

Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu về một số chỉ điểm ung thư hay dùng trong các gói khám sàng lọc bệnh ung thư.

CA125 và HE4 trong sàng lọc ung thư buồng trứng

CA125 đơn thuần có giá trị thấp trong sàng lọc ung thư buồng trứng, do đó Lokich đã phát triển công thức phối hợp 2 chỉ điểm u CA125 và HE4 để đánh giá nguy cơ ung thư buồng trứng có độ tin cậy cao hơn (Thang điểm ROMA- Risk of Ovarian Malignancy Algorithm), nếu thang điểm ROMA cao sẽ giúp các bác sĩ chỉ định thăm dò sâu hơn như nội soi ổ bụng, chụp cộng hưởng từ tiểu khung... để làm chẩn đoán.

Chỉ số bình thường: HE4≤140 pmol/l; CA125 ≤ 46UI/mL.

Khi bạn được xét nghiệm CA125, HE4, các kết quả có được lắp vào công thức tính điểm ROMA, nếu điểm ROMA <1.14 với phụ nữ còn kinh nguyệt là nguy cơ thấp, sàng lọc thường quy. ROMA < 2.99 với phụ nữ mãn kinh là nguy cơ thấp, sàng lọc thường quy. Nếu ROMA cao hơn sẽ coi là nguy cơ cao cần chuyển sang đánh giá bằng liệu pháp chuyên sâu hơn như chụp cộng hưởng từ tiểu khung, nội soi ổ bụng.

PSA sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến

PSA là kháng nguyên đặc hiệu tiền liệt tuyến, dùng trong sàng lọc, chẩn đoán, đánh giá đáp ứng của ung thư tiền liệt tuyến với điều trị. PSA là chỉ điểm ung thư khá nhạy được dùng trong sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến. Mặc dù ngưỡng PSA bình thường hiện nay PSA ≤4ng/ml, tuy nhiên vẫn có 20% số người có PSA 2.6-4 ng/ml được chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến. Ngược lại, có nhiều trường hợp u phì đại lành tính cũng có PSA khá cao, có khi trên 10ng/ml hoặc hơn nữa. Do vậy hiện nay vùng “Bán dạ” kết quả xét nghiệm PSA 4.0-10 ng/ml còn rất nhiều tranh luận vì có đến 25% số này được chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến. Ngưỡng PSA ≥10 ng/ml là ngưỡng có chỉ định sinh thiết. Để bổ xung giá trị dự báo, hiện nay các bác sĩ dùng thêm nhiều chỉ số ví dụ như tỷ trọng PSA (lấy số PSA/thể tích tiền liệt tuyến), tốc độ tăng PSA theo thời gian, tỷ lệ PSA tự do (fPSA).

From Penn Medicine, Oncolink, Patient guide to tumor markers. Online published.

Sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói khám và sàng lọc ung thư công nghệ cao, bao gồm xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ thị sinh học phát hiện khối u sớm. Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (Ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến,....)

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

TS. Nguyễn Thị Thái Hoà: 2012 – 2017

ThS.BS. Lê Thị Khánh Tâm: 2013 – 2017

CNĐD. Nguyễn Thị Đức Hạnh: 2012 – 2017

Trưởng Khoa: TS.BS. Lê Thị Khánh Tâm (từ 12/2017 đến nay)

Phó Trưởng Khoa: ThS.BS. Lê Chí Hiếu (từ 11/2023 đến nay)

Điều dưỡng trưởng khoa: CNĐD. Hoàng Hồng Thắm (từ 2017 đến nay)

– 08 bác sĩ bao gồm: 01 tiến sĩ; 02 thạc sĩ ; 06 bác sỹ;

Khám bệnh theo chuyên khoa, tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị và theo dõi người bệnh ung thư nội trú và ngoại trú của Bệnh viện.

– Phối hợp với các khoa lâm sàng và cận lâm sàng thực hiện các thủ thuật trong chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư.

– Tổ chức và tham gia hội chẩn khoa, tiểu ban, hội chẩn liên khoa, ngoại viện, liên viện về chẩn đoán và điều trị cho người bệnh ung thư.

– Tham gia đào tạo, đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ cho bác sĩ, điều dưỡng trong khoa, bệnh viện và các cán bộ y tế tuyến dưới được gửi đến học tập và thực hành theo yêu cầu của Giám đốc bệnh viện.

– Đề xuất và triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học xuất phát từ nhu cầu thực tế điều trị nội khoa ung thư, xạ trị bệnh ung thư tại bệnh viện theo xu hướng phát triển của nền y học hiện đại.

– Ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật điều trị nội khoa ung thư, xạ trị bệnh ung thư.

– Chủ trì và tham gia chương trình nghiên cứu khoa học các cấp về bệnh ung thư do bệnh viện phân công.

– Phối hợp cùng các khoa trong bệnh viện xây dựng và trình Hội đồng khoa học kĩ thuật bệnh viện thông qua các quy trình, phác đồ chẩn đoán, điều trị bệnh ung thư phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam.

– Tham gia các chương trình hợp tác trong nghiên cứu khoa học về điều trị nội khoa bệnh ung thư dưới sự chỉ đạo của Giám đốc bệnh viện.

– Khai thác thiết lập mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong khám, chẩn đoán, điều trị nội khoa ung thư, xạ trị ung thư và phát triển chuyên môn dưới sự chỉ đạo của Giám đốc bệnh viện.

– Tham gia các hội nghị, hội thảo, các lớp học trong nước và quốc tế về lĩnh vực nội khoa ung thư, xạ trị dưới sự chỉ đạo của Giám đốc bệnh viện.

– Hoạt động điều trị nội trú ổn định với 81 giường bệnh, số lượt bệnh nhân trên 2000/năm, số lượt khám chuyên khoa khoảng 2800 năm và tăng dần hàng năm.

– Điều trị cập nhật các phương pháp và phác đồ hiện đại theo hướng dẫn của Mỹ, Châu Âu và bệnh viện chuyên ngành như điều trị đích, điều trị miễn dịch…

– Đồng thời khoa cũng đã áp dụng các kỹ thuật như tiêm/truyền hoá chất qua buồng tiêm truyền, sử dụng túi truyền hoá chất, các phác đồ/phương pháp điều trị luôn được cập nhật theo kịp các bệnh viện chuyên khoa tạo thuận lợi, giảm phiền hà cho người bệnh, đem lại hiệu quả điều trị cao.

– Triển khai phòng khám và xét nghiệm máu tại khoa hoạt động tại khoa với 5 ngày/ tuần đem lại sự tiện lợi cho người bệnh.

– Triển khai các chương trình hỗ trợ người bệnh ung thư trong khoa và trong viện: xét nghiệm EGFR miễn phí cho bệnh nhân ung thư phổi, xét nghiệm KRAS và RAS miễn phí cho người bệnh ung thư đại trực tràng, hỗ trợ thuốc Nexavar cho người bệnh ung thư biểu mô tế bào gan giai đoạn di căn và ung thư tế bào thận giai đoạn di căn, thuốc miễn dịch điều trị ung thư Keytruda cho 13 bệnh ung thư, thuốc Tagrisso cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn IV….

– Triển khai các kỹ thuật mới như chọc hút u vú, chọc hút tế bào tuyến giáp, chọc hút hạch và các u ngoại vi sinh thiết u vú, sinh thiết hạch, sinh thiết phần mềm…

– Phối hợp với các khoa phòng khác trong viện, hợp tác với Bệnh viện K và Bệnh viện trung ương quân đội 108 trong các hoạt động: khám, tư vấn, hội chẩn, điều trị và theo dõi bệnh nhân Ung thư của Bệnh viện

– Tham gia công tác khác: Công tác khám tuyến, phục vụ Quốc hội, khám chữa bệnh tình nguyện của bệnh viện cũng như của Đoàn thanh niên, tham gia các phong trào và hội thi của bệnh viện và của ngành Y tế, và các công tác khác.

– Tham gia nghiên cứu khoa học và báo cáo tại một số hội nghị chuyên ngành: hội nghị khoa học 3 bệnh viện chăm sóc sức khỏe cán bộ, hội nghị phòng chống ung thư Đà nẵng 2019, hội nghị phòng chống ung thư Huế 2019,  hội nghị phòng chống ung thư thường niên thành phố Hồ Chí Minh 2019. Nghiệm thu thành công 1 đề tài cấp cơ sở về điều trị ung thư tuyến tiền liệt.

– Tham gia và tổ chức các lớp đào tạo liên tục, có sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài.

– Đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc năm 2016.

– Tăng số giường bệnh lên100 giường chia thành các buồng điều trị hoá chất nội trú.

– Triển khai buồng điều trị ban ngày dành cho người bệnh dùng hoá chất đường uống, xạ trị.

– Hệ thống máy xạ trị gia tốc, máy mô phỏng hiện đại đáp ứng nhu cầu phục vụ các người bệnh ung thư có chỉ định xạ trị.

– Đẩy mạnh áp dụng các kỹ thuật cao trong chẩn đoán: sinh thiết chẩn đoán khối u ở các vị trí khác nhau như phổi, xương, tiền liệt tuyến, gan…

– Tăng cường triển khai các phác đồ mới và kỹ thuật cao trong điều trị nội khoa ung thư và xạ trị: điều trị hoá chất liều cao, điều trị bằng kháng thể đơn dòng hoặc các điều trị đích khác, hoá xạ trị đồng thời theo chỉ định, xạ trị điều biến liều,…

– Tích cực tham gia đề tài khoa học các cấp.

CÁC CHỨC DANH (BÁC SĨ, BÁC SĨ CHUYÊN KHOA & CÁC CHUYÊN GIA NGÀNH Y TẾ TƯƠNG CẬN) BẰNG TIẾNG ANH

(DIFFERENT TYPES OF DOCTORS, MEDICAL SPECIALISTS, ALLIED HEALTH PROFESSIONALS IN ENGLISH)

Vui lòng dẫn nguồn khi trích lại bài từ blog này!

3.      Các chuyên gia ngành y tế tương cận

Acupuncture practitioner: bác sĩ châm cứu. đn. Acupuncturist /ˈækjupʌŋktʃərɪst/

Analyst /ˈæn.ə.lɪst/ (Mỹ): bác sĩ chuyên khoa tâm thần. đn. Shrink

Attending doctor: bác sĩ theo dõi điều trị kiêm giảng dạy

Clinician /klɪˈnɪʃ(ə)n/: bác sĩ lâm sàng

Consulting /kənˈsʌltɪŋ/doctor: bác sĩ hội chẩn; bác sĩ tham vấn. đn. Consultant

Consultant /kənˈsʌltənt/ in cardiology: bác sĩ tham vấn/hội chẩn về tim. đn. consultant cardiologist

Dietician/dietitian /dʌɪəˈtɪʃ(ə)n/: bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng

Duty doctor: bác sĩ trực. đn. doctor on duty

Emergency doctor: bác sĩ cấp cứu

ENT doctor: bác sĩ tai mũi họng

Herb doctor: thầy thuốc đông y, lương y. đn. Herbalist /ˈhɜːbəlɪst/

Internist /ˈɪn.tɜː.nɪst/: bác sĩ khoa nội. đn. Physician

Medical examiner: bác sĩ pháp y

Military/army doctor: bác sĩ quân y

Practitioner  /prækˈtɪʃ(ə)nə(r)/: người hành nghề y tế

Medical practitioner: bác sĩ (Anh)

General practitioner: bác sĩ đa khoa

Specialist doctor: bác sĩ chuyên khoa

Specialist /ˈspeʃəlɪst/: bác sĩ chuyên khoa

Specialist in plastic surgery: bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình

Specialist in heart: bác sĩ chuyên khoa tim. đn.  cardiac/heart specialist

Eye/heart/cancer specialist: bác sĩ chuyên khoa mắt/chuyên khoa tim/chuyên khoa ung thư

Fertility specialist: bác sĩ chuyên khoa hiếm muộn và vô sinh. đn. reproductive endocrinologist /ˌɛndəʊkrɪˈnɒlədʒist/

Infectious disease specialist: bác sĩ chuyên khoa lây

Nuclear medicine specialist: bác sĩ chuyên khoa y học hạt nhân

Prevention medicine specialist: bác sĩ y học dự phòng

Oral maxillofacial /ˌmæk.sɪ.ləʊˈfeɪ.ʃəl/ surgeon: bác sĩ ngoại răng hàm mặt

Neurosurgeon /ˈnjʊərəʊsɜːdʒən/: bác sĩ ngoại thần kinh

Plastic Surgeon /ˌplæs.tɪk ˈsɜː.dʒən/: bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình/thẩm mỹ  đn. cosmetic surgeon

Quack /kwæk/: thầy lang, lang băm, lang vườn. đn. Charlatan

Thoracic /θɔːˈræsɪk/ surgeon: bác sĩ ngoại lồng ngực

Vet /vet/veterinarian: bác sĩ thú y

Lưu ý: – Tính từ (medical, herbal…)/danh từ (eye/heart…) + doctor/specialist/surgeon/practitioner.

A specialist/consultant in + danh từ (cardiology/heart…).

An(a)esthetist /əˈniːs.θə.tɪst/ an(a)esthesiologist : /ˌænəsˌθiziˈɑlədʒɪst/:  bác sĩ gây mê

Allergist /ˈalədʒɪst/: bác sĩ chuyên khoa dị ứng

Andrologist /anˈdrɒlədʒist/: bác sĩ nam khoa

Cardiologist/kɑː(r)diəʊlədʒɪst/: bác sĩ tim mạch

Chiropodist /kɪˈrɒpədɪst/: bác sĩ điều trị bàn chân đn. podiatrist/pou´daiətrist/

Chiropractor /ˈkaɪrəʊˌpræktə(r)/: bác sĩ nắn bóp cột sống

Dermatologist /ˌdɜ:(r)məˈtɒlədʒɪst/: bác sĩ da liễu

Endocrinologist /ˌɛndəʊkrɪˈnɒlədʒist/: bác sĩ nội tiết. đn. Hormone doctor

Epidemiologist/ˌɛpɪdiːmɪˈɒlədʒɪst/: nhà dịch tễ học/bác sĩ dịch tễ học

Gastroenterologist /ˌɡastrəʊɛntəˈrɒlədʒist/: bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa

Geneticist /dʒəˈnetɪsɪst/: bác sĩ chuyên khoa di truyền

Geriatrician /ˌdʒeriəˈtrɪʃn/: bác sĩ chuyên khoa lão học

Gyn(a)ecologist /ˌɡaɪnəˈkɑlədʒɪst/: bác sĩ phụ khoa

H(a)ematologist /ˌhiːməˈtɒlədʒɪst/: bác sĩ huyết học

Hepatologist /ˌhɛpəˈtɒlədʒɪst/: bác sĩ chuyên khoa gan

Immunologist /ˌɪmju’nɑlədʒɪst/: bác sĩ chuyên khoa miễn dịch

Neonatologist /ˌniːəʊnəˈtɒlədʒist/: bác sĩ nhi sơ sinh

Nephrologist /nɪˈfrɒl.ə.dʒɪst/: bác sĩ chuyên khoa thận

Neurologist /njʊˈrɒlədʒɪst/: bác sĩ chuyên khoa thần kinh

Obstetrician /ˌɒbstəˈtrɪʃ(ə)n/: bác sĩ sản khoa

Oncologist  /ɒŋˈkɒlədʒɪst/: bác sĩ chuyên khoa ung thư đn. Cancer doctor

Ophthalmologist /ɔfθæl´mɔlədʒist /: bác sĩ mắt. đn. Oculist

Optometrist /ɒpˈtɒmətrɪst/: bác sĩ mắt

Orthopedist /ˌɔː(r)θəˈpiːdɪst/: bác sĩ ngoại chỉnh hình

Osteopath/ˈostiouˌpæθ/:  bác sĩ chuyên về nắn xương

Otorhinolaryngologist/ˌəʊtə(ʊ)ˌrʌɪnəʊˌlarɪŋˈɡɒlədʒɪst/: bác sĩ tai mũi họng. đn. ENT doctor/specialist

Paeditrician /ˌpidiəˈtrɪʃən or ˌpɛdiəˈtrɪʃən /: bác sĩ nhi khoa

Pathologist /pəˈθɒlədʒɪst/: bác sĩ bệnh lý học, bác sĩ giải phẫu bệnh

Physiatrist ‎/fɪˈzaɪ.ətrist/: bác sĩ vật lý liệu pháp

Podiatrist/pou´daiətrist/: bác sĩ điều trị bàn chân. Đn. Chiropodist /kɪˈrɒpədɪst/

Proctologist/ˌprɔ’ktɑləɡɪst/: bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng

Psychiatrist/saɪˈkaɪətrɪst/: bác sĩ chuyên khoa tâm thần

Pulmonologist/ˌpʌlməˈnɒlədʒɪst//ˌpʊlməˈnɒlədʒɪst/: bác sĩ chuyên khoa phổi

Radiologist/reɪdɪˈɒlədʒɪst/: bác sĩ X-quang đn. X-ray doctor

Rheumatologist /ˌruːməˈtɒlədʒist/: bác sĩ chuyên khoa bệnh thấp khớp

Traumatologist/ˌtrɔːməˈtɒlədʒist/: bác sĩ chuyên khoa chấn thương

Lưu ý: – Tên của bác sĩ chuyên khoa thường tận cùng bằng hậu tố sau:

-logy > -logist. Ví dụ, cardiology > cardiologist

-ics > -ician. Ví dụ, obstetrics > obstetrician

-iatry > -iatrist. Ví dụ, psychiatry > psychiatrist

3. CÁC CHUYÊN GIA NGÀNH Y TẾ TƯƠNG CẬN

Chiropodist /kɪˈrɒpədɪst/: chuyên gia điều trị bàn chân đn. podiatrist/pou´daiətrist/

Chiropractor /ˈkaɪrəʊˌpræktə(r)/: chuyên gia nắn bóp cột sống

Occupational therapist/ˈθerəpɪst/: chuyên gia liệu pháp lao động

Optician /ɔp´tiʃən /: người làm kiếng đeo mắt cho khách hàng

Optometrist /ɒpˈtɒmətrɪst/ : người đo thị lực và lựa chọn kính cho khách hàng

Orthotist /ɔːˈθɒtɪst/: chuyên viên chỉnh hình

Orthodontist/ˌɔː(r)θəʊˈdɒntɪst/: chuyên viên chỉnh hình răng (mặt)

Osteopath/ˈostiouˌpæθ/: chuyên viên nắn xương

Physiotherapist /ˌfɪziəʊˈθerəpɪst/: chuyên gia vật lý trị liệu

Prosthetist /ˈprɒsθɪtɪst/: chuyên viên phục hình

Technician /tɛkˈnɪʃn/: kỹ thuật viên

Ambulance technician: nhân viên cứu thương

Laboratory /ləˈbɒrətri/ technician: kỹ thuật viên phòng xét nghiệm

X-ray technician: kỹ thuật viên X-quang

CẤU TRÚC DÙNG ĐỂ GIỚI THIỆU NGHỀ NGHIỆP & CHUYÊN KHOA

– I am a(n)+ (từ ngữ chỉ bác sĩ chuyên khoa) an(a)esthesiologist, neurologist

– I am a specialist in + (từ ngữ chỉ chuyên khoa) an(a)esthesiology, neurology, maxillofacial surgery.

– I specialize in + (từ ngữ chỉ chuyên khoa) an(a)esthesiology, neurology

1. Oxford Collocation Dictionary . 2002. OUP.

2. Longman  language Activator. 1993. Longman.

3. Từ Điển Anh Việt theo Chủ Điểm. 1993.  Tác giả: Chu Xuân Nguyên & Đoàn Minh. NXB KHXH Hà Nội.

1. Ann Ehrlich & Carol L. Schroeder. 2013. Medical Terminology for Health Professions. Seventh Edition.

2.  Dinh Van Nguyen. 2016. Commmunication in English for Vietnamese Health Professionals.  VietMD Publishing.

3. Eric H. Glendinning & Ron Howard. 2007. Professional English in Use. CUP.

4. J Patrick Fisher & Nancy P. Hutzell. 1999. Thuật Ngữ Y Học Căn Bản (người dịch: BS Đặng Tuấn Anh). NXB Y Học.https://nguyenphuocvinhco.com/so-tay-nguoi-hoc-tieng-anh-y-khoa/

Categorised in: từ vựng y học, thuật ngữ chuyên ngành, Y học

Bác sĩ Wonjin & Công nghệ tiên tiến

#Dịch vụ xe đưa đón #Quầy lễ tân phục vụ người nước ngoài #Chương trình chăm sóc hậu phẫu

Công ty Cổ phần Công nghệ BookingCare

Lô B4/D21, Khu đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

ĐKKD số. 0106790291. Sở KHĐT Hà Nội cấp ngày 16/03/2015

[email protected] (7h - 18h)

Tòa nhà H3, 384 Hoàng Diệu, Phường 6, Quận 4, TP.HCM