Đồng Tháp là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, tổng diện tích của tỉnh là 338.384 ha, chia thành 12 đơn vị hành chính cấp huyện (2 thành phố là Cao Lãnh, Sa Đéc; 1 thị xã Hồng Ngự và 9 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành), với 119 xã, 8 thị trấn và 17 phường.
Tỉnh Đồng Tháp ở đâu? Đồng Tháp thuộc miền nào?
Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long – miền Tây Nam Bộ của Việt Nam. Tỉnh Đồng Tháp là nơi một nhánh của sông Mekong chảy vào lãnh thổ Việt Nam tạo nên sông Tiền. Đây cũng là tỉnh duy nhất có diện tích nằm ở cả hai bên bờ của nhánh sông này. Tỉnh Đồng Tháp có tọa độ địa lý từ 10°07′ – 10°58′ vĩ độ Bắc và từ 105°12’ – 105°56′ kinh độ Đông.
Tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện là: 03 thành phố: Sa Đéc, Hồng Ngự, Cao Lãnh; 09 huyện: Hồng Ngự; Lấp Vò; Cao Lãnh; Lai Vung; Châu Thành; Thanh Bình; Tân Hồng; Tháp Mười; Tam Nông. Trong đó, TP. Cao Lãnh là trung tâm chính trị – hành chính – kinh tế – văn hóa của tỉnh.
Tỉnh Đồng Tháp có hai cửa khẩu quốc tế lớn là cửa khẩu Thường Phước (huyện Hồng Ngự) và cửa khẩu Dinh Bà (huyện Tân Hồng) cùng với 05 cặp cửa khẩu phụ. Tỉnh Đồng Tháp cách TP HCM khoảng 165 km về phía Tây Nam. Tỉnh Đồng Tháp có địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến từ 1 – 2 m so với mực nước biển.
Địa hình của tỉnh được chia thành 2 khu vực lớn là:
Tỉnh Đồng Tháp có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,19°C. Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 1.170 – 1.520 mm. Điều kiện khí hậu của tỉnh Đồng Tháp tương đối thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện.
© Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Trụ sở: 16 Lê Hồng Phong - Ba Đình - Hà Nội.
Điện thoại: Văn phòng: 080 43162; Fax: 080.48924
Email: [email protected]
Bản quyền thuộc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Mặc dù các thế lực thù địch ra sức chống phá, xuyên tạc, bôi nhọ, hạ bệ, nhưng thực tế cho thấy: Bộ đội Cụ Hồ mãi là danh xưng bình dị, gần gũi mà cao quý; giá trị phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ vẫn đặc biệt thiêng liêng, mãi trường tồn theo thời gian.
Thực tiễn xã hội Việt Nam ở thời điểm hiện tại cho thấy, danh hiệu và hình tượng Bộ đội Cụ Hồ đã thấm đẫm vào hàng triệu con tim, khối óc của người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế; trở thành biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng; luôn vận động, phát triển qua các giai đoạn cách mạng và yêu cầu xây dựng quân đội trong từng thời kỳ. Nói đến phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ là nói đến những giá trị chuẩn mực về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phong cách của người quân nhân cách mạng, tựu trung lại là: Lý tưởng chiến đấu cao đẹp, yêu nước, yêu chế độ, trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; tinh thần quyết chiến, quyết thắng, ý chí vượt qua khó khăn, gian khổ, hiểm nguy, sự gan dạ, dũng cảm, kiên cường, mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu và công tác; tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn; tình đoàn kết quân dân cá-nước, trách nhiệm với nhân dân, sẵn sàng hy sinh tính mạng vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân; tính kỷ luật tự giác, nghiêm minh... Phẩm chất, truyền thống tốt đẹp ấy, phản ánh bản chất cách mạng, nhân cách và là sức mạnh nội sinh được tích hợp ở một trình độ cao trong quá trình xây dựng, chiến đấu và công tác của Quân đội ta. Từ thực tiễn công tác huấn luyện, SSCĐ, giúp dân phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của quân đội, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ ngày càng được thể hiện rõ nét, lan tỏa trên mọi lĩnh vực, có sức cảm hóa mãnh liệt trong đời sống xã hội.
Nét nổi bật trong phẩm chất, nhân cách Bộ đội Cụ Hồ là lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, gắn bó máu thịt với nhân dân. Tiếp thu học thuyết Mác-Lênin về xây dựng quân đội kiểu mới, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo xây dựng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam từ các phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng; thường xuyên được giáo dục, rèn luyện qua thực tiễn huấn luyện, công tác, SSCĐ và chiến đấu, bảo đảm cho quân đội luôn mang bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc; là công cụ bạo lực của Nhà nước, chiến đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, vì độc lập dân tộc và CNXH, được nhân dân suy tôn Bộ đội Cụ Hồ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và trải qua thực tiễn đấu tranh cách mạng, phẩm chất, nhân cách Bộ đội Cụ Hồ ngày càng tỏa sáng, thực sự là đội quân có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước, Tổ quốc, nhân dân và luôn có ý chí quyết tâm, sức mạnh chiến đấu cao trước mọi kẻ thù xâm lược. Sự trung thành của Bộ đội Cụ Hồ đối với Đảng, với Tổ quốc là vấn đề có tính nguyên tắc, bất di bất dịch, luôn song hành cùng nhau, dù trong hoàn cảnh, điều kiện nào cũng không thay đổi, nó thuộc về bản chất, truyền thống đã được hun đúc, bồi đắp trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội ta.
Thực tế đó cho thấy, mọi mưu đồ “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch đòi: “Quân đội chỉ cần trung thành với lợi ích của quốc gia, dân tộc”, “Tổ quốc trên hết”, “chuyên nghiệp hóa quân đội và công an càng sớm càng tốt”; “Quân đội và công an là của nhân dân nên không cần phải diễu võ dương oai”... là không có cơ sở và cũng không thể thực hiện được. Những luận điệu đó chỉ nhằm phục vụ mưu đồ của các thế lực thù địch muốn tách sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam với QĐND Việt Nam, làm lu mờ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, vô hiệu hóa sức mạnh chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ Ðảng, Nhà nước và nhân dân... mà sự nghiệp cách mạng của dân tộc đã trao cho QĐND Việt Nam-Bộ đội Cụ Hồ.
Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, Bộ đội Cụ Hồ luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân chở che, đùm bọc, kề vai sát cánh cả trong đấu tranh cách mạng cũng như trong thời bình. Tình quân dân đã trở thành mẫu mực trong đời sống của người dân đất Việt và được khẳng định trong thực tiễn thông qua công tác dân vận của quân đội. “Đi dân nhớ, ở dân thương”, “Quân với dân như cá với nước”, “Xe chưa qua, nhà không tiếc”... đã đi vào tiềm thức đẹp khi nói về mối quan hệ đoàn kết quân dân. Phẩm chất, nhân cách Bộ đội Cụ Hồ được thể hiện rõ khi cán bộ, chiến sĩ quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, gắn bó với cấp ủy, chính quyền các cấp; tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương; xây dựng bản làng văn hóa, bài trừ các hủ tục, lối sống lạc hậu. Đồng thời, tư vấn, hỗ trợ nhân dân phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn; giúp dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; đưa chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào các dân tộc, tôn giáo trên các địa bàn, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... Các binh đoàn, đoàn kinh tế-quốc phòng, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân, giúp dân chuyển đổi vật nuôi, cây trồng, bao tiêu sản phẩm, nâng cao chất lượng cuộc sống, làm thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa bàn đóng quân. Bộ đội Cụ Hồ đã chủ động tuyên truyền, nâng cao ý thức cảnh giác cho các tầng lớp nhân dân, để họ không mắc mưu trước âm mưu, thủ đoạn chống phá, chia rẽ mối quan hệ đoàn kết quân dân của các thế lực thù địch, tin tưởng cấp ủy, chính quyền địa phương, đoàn kết các dân tộc anh em và tình hữu nghị với các nước láng giềng.
Càng trong những hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ càng tỏa sáng, có sức thuyết phục, sống động, góp phần bồi dưỡng nhận thức, tư tưởng, tình cảm, khơi dậy và nhân lên mặt tích cực trong nhân dân. Điển hình là trong phòng, chống thiên tai, thảm họa môi trường và đại dịch Covid-19, quân đội đã khẳng định được vai trò là lực lượng xung kích, đi đầu; hoàn thành tốt chức năng “đội quân công tác”; được cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân ghi nhận, biết ơn. Cán bộ, chiến sĩ quân đội đã không hề do dự, tính toán thiệt hơn, có lệnh là lên đường làm nhiệm vụ; ở đâu xuất hiện điểm nóng về dịch Covid-19, những điểm sạt lở do bão lũ gây ra là cán bộ, chiến sĩ quân đội có mặt, xông pha trên tuyến đầu, không nề hà bất cứ công việc gì. Những suy nghĩ, cử chỉ, hành động, việc làm của cán bộ, chiến sĩ quân đội trong phòng, chống thiên tai, đại dịch một lần nữa khẳng định tinh thần “vì nhân dân quên mình”, “vì nhân dân phục vụ”, kế thừa và phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong tình hình mới.
Một trong những phẩm chất cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ là “sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì CNXH. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Ra đời trong các cuộc đấu tranh cách mạng, dù thời bình hay thời chiến, với chức năng, nhiệm vụ được giao, cán bộ, chiến sĩ quân đội luôn thể hiện rõ vai trò nòng cốt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc ngày nay; làm tốt công tác tham mưu, chỉ đạo chiến lược về công tác quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Bộ đội luôn tích cực, hăng say, sáng tạo trong huấn luyện, diễn tập, SSCĐ và xử lý các tình huống quốc phòng, xây dựng khu vực phòng thủ, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thực thi pháp luật trên biển, tuần tra bảo vệ đường biên, mốc giới... không nề hà khó khăn, vất vả, hiểm nguy. Trong bất kỳ nhiệm vụ nào, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ luôn được phát huy và tỏa sáng; nhân cách của quân đội cách mạng luôn được khẳng định trong thực tiễn; vị thế, vai trò của quân đội ngày càng thể hiện rõ nét. Hành động của Bộ đội Cụ Hồ trên hết, trước hết là vì nền độc lập, lợi ích quốc gia, dân tộc, vì CNXH và cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Việc làm của họ tự thân đã khẳng định rằng những giá trị phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ đang tiếp tục được vun đắp mà không một thế lực nào có thể bôi nhọ, hạ bệ hay phủ nhận...