Chứng từ kế toán là tài liệu dùng làm căn cứ để ghi các loại sổ sách kế toán. Vì vậy, người làm công tác kế toán cần phải hiểu rõ chứng từ kế toán là gì? Chứng từ kế toán gồm những loại nào? Loại chứng từ nào doanh nghiệp bắt buộc phải có? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các câu hỏi trên.
Tiêu chí để phân loại các chứng từ kế toán là gì?
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các loại chứng từ kế toán được phân loại theo một số tiêu chí như sau:
- Phân loại theo công dụng của chứng từ: Theo tiêu chí này, chứng từ kế toán bao gồm các loại sau:
Các loại chứng từ theo cách phân loại này bao gồm:
- Phân loại theo hình thức chứng từ:
Căn cứ vào Điều 17, mục 1, chương II, Luật Kế toán 2015 chứng từ điện tử được coi là chứng từ kế toán khi có đầy đủ các nội dung quy định như chứng từ bằng giấy, được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hóa mà không bị thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán.
Khi sử dụng chứng từ điện tử phải đảm bảo tính bảo mật, an toàn dữ liệu thông tin, chống các hình thức sao chép, sử dụng thông tin sai quy định.
Khi sử dụng chứng từ điện tử để thực hiện các nghiệp vụ kinh tế thì chứng từ bằng giấy chỉ dùng để lưu trữ, kiểm tra, đối chiếu, không có giá trị thanh toán, giao dịch.
Chứng từ kế toán là gì? Ví dụ về chứng từ kế toán
Theo khoản 3 Điều 3 Luật Kế toán 2015, chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
Chứng từ kế toán được lập theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định. Căn cứ vào Điều 16 Luật Kế toán 2015, trên chứng từ kế toán phải có đầy đủ các nội dung sau:
Tác dụng của chứng từ kế toán
Trong công tác kế toán doanh nghiệp thì tác dụng của chứng từ kế toán là gì? Chứng từ kế toán có tác dụng rất lớn và không thể thiếu trong việc hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
Chứng từ kế toán là bước đầu tiên ghi nhận việc phát sinh nghiệp vụ kinh tế tài chính, nó là căn cứ để ghi nhận các nghiệp vụ vào sổ sách kế toán. Vì thế, chứng từ kế toán chứng minh tính hợp pháp của các nghiệp vụ được ghi nhận trên sổ sách kế toán.
Chứng từ kế toán là phương tiện để cấp quản lý doanh nghiệp truyền đạt công việc xuống các bộ phận thực hiện. Chứng từ kế toán cũng là căn cứ để kiểm tra sự hoàn thành các đầu việc trong việc sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp.
Chứng từ kế toán là bằng chứng pháp lý khi xảy ra tranh chấp, kiện tụng giữa các doanh nghiệp hoặc giữa doanh nghiệp với các cơ quan pháp luật.
Đối với Nhà nước, chứng từ kế toán là căn cứ ghi nhận và kiểm tra việc hoàn thành các nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
Chứng từ kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công việc kế toán doanh nghiệp. Việc hiểu rõ chứng từ kế toán là gì và các quy định pháp luật về việc lập, kiểm tra, và lưu trữ các loại chứng từ kế toán là nhiệm vụ quan trọng và bắt buộc đối với mỗi người làm công tác kế toán.
Vì thế kế toán cần liên tục cập nhật các quy định, hướng dẫn về chứng từ kế toán và tìm hiểu các thông tin liên quan đến chứng từ kế toán để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.
Khối ngành Sư phạm nói chung và ngành giáo dục mầm non nói riêng đang thu hút sự quan tâm của nhiều thí sinh trên cả nước. Tuy nhiên, để có thể làm giáo viên mầm non bạn cần phải sở hữu khá nhiều chứng chỉ và cấp khác nhau.
Giáo viên mầm non là ngành nghề khá đặc biệt. (Ảnh minh họa)
Căn cứ quy định tại Điều 3, 4, 5 Thông tư 1 của Bộ GD&ĐT năm 2021, giáo viên mầm non cần đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo như sau:
Giáo viên mầm non hạng III, bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Ngoài ra, bạn cần có thêm chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản và chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên mầm non hạng III.
Với hạng chức danh giáo viên mầm non hạng II, người dạy cần có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên.
Đồng thời, bạn phải hoàn thành lớp học và được cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non cũng như chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Tương tự giáo viên mầm non hạng II, giáo viên mầm non hạng I cũng cần phải có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên.
Đồng thời, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non và chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Ngoài các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, giáo viên mầm non còn phải đáp ứng được tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ với từng hạng chức danh.
Khối xét tuyển ngành Sư phạm mầm non
Hiện, khối thi xét tuyển chủ yếu của ngành Sư phạm mầm non là khối M. Các môn thi trong khối M bao gồm: Toán, Ngữ văn và Năng khiếu với chuyên ngành Giáo dục mầm non hoặc Toán, Văn, tiếng Anh và Năng khiếu với chuyên ngành Giáo dục mầm non - tiếng Anh.
Trong đó, các môn Văn, Toán và tiếng Anh sẽ sử dụng điểm thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển. Với môn Năng khiếu, thí sinh phải đăng ký dự thi riêng theo quy định của trường đại học đăng ký xét tuyển.
Các môn thi năng khiếu ở khối M bao gồm: Hát, Đọc diễn cảm, Kể chuyện. Tùy từng trường sẽ có yêu cầu về môn thi năng khiếu khác nhau, phù hợp với tuyển chí tuyển sinh riêng. Tuy nhiên, hầu hết thí sinh đều phải thi Hát và Kể chuyện khi xét tuyển khối M.
Nếu đam mêm ngành học này, thí sinh có thể tham khảo thông tin tuyển sinh và mức điểm chuẩn năm 2023 của một số trường như: trường Đại học Sư phạm Hà Nội (22 điểm), trường Đại học Giáo dục - Đại Quốc gia Hà Nội (25,29 điểm), trường Đại học Vinh (21 điểm), trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế (22 điểm), trường Đại học Sư phạm TP.HCM (24,21 điểm).
Hàn Quốc, đất nước trong mơ của nhiều bạn trẻ với mức sống cao, điều kiện sống lý tưởng cùng dàn trai xinh gái đẹp. Nhưng để đến với đất nước này để thỏa niềm đam mê, bạn bắt buộc phải có những chứng chỉ tiếng Hàn được công nhận như TOPIK, KLPT. Hãy cùng JellyFish tìm hiểu về hai loại chứng chỉ này nhé!
TOPIK và KLPT là 2 chứng chỉ tiếng Hàn quốc tế đánh giá khả năng và năng lực tiếng Hàn được công nhận ở Hàn Quốc, muốn học tập hay lao động ở Hàn Quốc bắt buộc phải có một trong hai loại chứng chỉ này.
Có hai loại chứng chỉ tiếng Hàn được công nhận chính thức tại VN:
– Chứng chỉ TOPIK: do Viện Đánh giá và Chương trình Giáo dục Hàn Quốc (KICE) (đến năm 2010) cùng Viện Giáo dục Quốc tế Hàn Quốc (Từ năm 2011) tiến hành.
– Chứng chỉ KLPT: do Học viện Ngôn ngữ Hàn Quốc tiến hành.
Trong khi TOPIK thường dành cho các học sinh, sinh viên thì chứng chỉ KLPT chủ yếu dành cho người đi làm, lao động. Do đó cũng có sự phân hóa về đối tượng thi 2 loại chứng chỉ tiếng Hàn này. Topik là tiêu chuẩn về ngôn ngữ để học tại các trường đại học Hàn Quốc, muốn vào học tai các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp ở Hàn bạn bắt buộc phải thi đỗ chứng chỉ tiếng Hàn từ cấp 3 trở lên (tất cả có 6 cấp độ).
Mặt khác KLPT lại phù hợp với những ai đang tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp nói tiếng Hàn. Lý do bởi vì TOPIK do Bộ Giáo dục làm đơn vị chủ quản trong khi KLPT do Bộ Tư pháp – cơ quan chịu trách nhiệm về nhập cư vào Hàn Quốc làm chủ quản. Thêm vào đó, vượt qua cấp độ số 3 (trong 6 cấp độ) của TOPIK là điều cần thiết cho những ai muốn có được visa F5 nếu họ không kết hôn với người Hàn Quốc.
Cụ thể thông tin về thi chứng chỉ tiếng Hàn này như sau:
Topik chia làm 2 Cấp: + Cấp I: Sơ cấp 1-2
– Sinh viên quốc tế mong muốn học tại Hàn Quốc
– Những người tìm việc làm ở công ty Hàn Quốc trong nước và nước ngoài và các cơ quan nhà nước
Đánh giá dựa trên các bài thi : Từ vựng & ngữ pháp, viết, nghe và đọc.
TOPIK có hai loại bài thi: S-TOPIK (tiếng Hàn chuẩn) và B-TOPIK (tiếng Hàn thương mại).
– S-TOPIK chủ yếu bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và mỗi bài gồm 100 câu hỏi hoàn thành trong 90 phút.
– B-TOPIK tập trung vào tiếng Hàn thực tiễn gồm 120 câu hỏi và cũng cần hoàn thành trong 90 phút.
Thông thường, học viên tham gia thi năng lực tiếng Hàn thi đề B-Topik.
– Những ai mong muốn làm việc tại Hàn, có thể sinh hoạt hàng ngày bằng tiếng Hàn, giao tiếp trong công việc và phát triển nghề nghiệp của họ.
Đánh giá khả năng sử dụng tiếng Hàn như là một ngôn ngữ thứ 2 của người nước ngoài. KLPT là một công cụ hữu dụng cho các tổ chức, công ty và các cá nhân đánh giá khả năng sử dụng tiếng Hàn thông qua kết quả của bài thi KLPT. Tiêu chuẩn đánh giá được đánh giá theo từng mức của 6 trình độ khác nhau từ thấp đến cao.
– Thiết lập những chuẩn mực đánh giá khác nhau về kỹ năng giao tiếp hàng ngày, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong công việc, xã hội.
– Lựa chọn những câu hỏi từ ngân hàng câu hỏi dựa trên hệ thống và phù hợp với việc đánh giá theo chuẩn mực.
– Đánh giá khả năng giao tiếp tiếng Hàn ở nhiều khía cạnh khác nhau.
– Đánh giá những kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày dựa trên những câu hỏi thực tế.
– Ngoài những kỳ thi thông thường còn có những kỳ thi theo yêu cầu và kỳ thi trên máy tính (CBTs).
KLPT cũng gồm 2 loại: KLPT và B-KLPT (KLPT của người bắt đầu học).
– KLPT tập trung nhiều hơn vào kỹ năng giao tiếp thực tế cần thiết cho cuộc sống tại Hàn Quốc. Bài thi này bao gồm nghe, từ vựng, ngữ pháp, đọc và hội thoại. Tổng điểm của KLPT là 500 và hoàn thành trong 110 phút.
– B-KLPT đặc biệt hướng tới đối tượng các thí sinh học tiếng Hàn trong 150-200 tiếng. Bài thi loại này bao gồm phần nghe kết hợp với ảnh và hội thoại và phần đọc kết hợp với từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu và thông tin thực tiễn khác. Có tổng cộng 50 câu hỏi phải hoàn thành trong 90 phút và tổng điểm là 200.
KLPT và B-KLPT lần lượt diễn ra 2 lần một năm, thường vào ngày chủ nhật thứ 4 của tháng 1, tháng 4, tháng 7 và tháng 10.
Trên đây là các thông tin về kỳ thi lấy chứng chỉ tiếng Hàn bắt buộc để đến Hàn Quốc. Dù bạn là du học sinh, cô dâu lấy chồng Hàn Quốc, xuất khẩu lao động…thì bạn đều cần đến 2 chứng chỉ này, hoặc ít nhất là 1 trong 2 loại. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hay khó khăn nào, đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!
➤ CN Hà Nội: Tòa nhà A1/D21 ngõ 11 Duy Tân, Cầu Giấy, HN Điện thoại: 043.7957.382 Hotline: 096.728.9362 ➤ CN Hải Phòng: Tầng 3 tòa nhà Sholega, số 275 Lạch Tray, Ngô Quyền, HP Điện thoại: 031.3833.113 (Nhánh 14) Hotline 0981.074.326 ➤ CN Huế: Tầng 5, tòa nhà Techcombank, 24 Lý Thường Kiệt, TP Huế Điện thoại: 054 3933 774 ➤ CN Đà Nẵng: Tầng 3, Tòa nhà Thư Dung Plaza, 87 Nguyễn Văn Linh, Hải Châu, Đà Nẵng. (05113.656.205) ➤ CN HCM: Lầu 4, Toà Nhà MB 538 CMT8 P11, Quận 3 (08 399 30988)