GDP là gì? Top 10 GDP các nước cao nhất trên thế giới năm 2023 (Hình từ Internet)
Top 10 GDP các nước cao nhất trên thế giới năm 2023
Theo Global Finance cập nhật đến tháng 11 năm 2023, top 10 GDP các nước trên thế giới cao nhất năm 2023 bao gồm:
GDP các nước trên thế giới được tính bằng cách chia tổng sản lượng của một nền kinh tế cho tổng dân số. Những nơi có GDP bình quân đầu người cao thường tương ứng với thu nhập, mức tiêu dùng và mức sống cao.
GDP năm 2023 của Việt Nam là bao nhiêu?
Báo cáo tại phiên khai mạc Kỳ họp 6, Quốc hội khoá XV sáng 23/10/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tăng trưởng GDP quý III đạt 5,33%, tính chung 9 tháng đạt 4,24%.
Theo đánh giá của Chính phủ, tăng trưởng kinh tế năm 2023 mặc dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (6,5%), nhưng là mức khá cao so với nhiều nước trong khu vực, thế giới. Báo cáo mới nhất của IMF dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của toàn thế giới là 3%.
Năm 2023, quy mô GDP của nước ta ước đạt khoảng 435 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới.
GDP các nước bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
GDP chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, tuy nhiên có 03 yếu tố chính ảnh hưởng nhiều nhất đến chỉ số GDP các nước bao gồm:
Dân số là nguồn cung cấp lao động để tạo ra của cải vật chất và cũng là đối tượng tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ được tạo ra.
Dân số và GDP có mối quan hệ tác động qua lại không thể tách rời. Dân số chính là một trong những yếu tố không thể thiếu để tính GDP bình quân đầu người.
(2) FDI: FDI (Foreign Direct Investment) là chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài. FDI bao gồm tiền, phương tiện sản xuất, cơ sở hạ tầng...
Lạm phát là sự tăng giá chung một cách liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và thể hiện sự mất giá trị của một loại tiền tệ.
Một quốc gia muốn tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao thì phải chấp nhận lạm phát. Tuy nhiên, khi lạm phát cao quá mức cho phép sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế, vì vậy nhà nước luôn phải có các chính sách để kiểm soát lạm phát.
Qatar có GDP (tổng sản phẩm quốc nội) là 191,85 tỷ USD. GDP tăng trưởng 2%/năm. 60% GDP của nước này từ dầu mỏ.
Với dân số chưa đến 2,69 triệu người, cư dân có mức sống rất cao. Tỷ lệ thất nghiệp ở Qatar là 0%.
Người dân sống tại những quốc gia nhỏ bé nhất về mặt diện tích lại là những người giàu nhất.
Thu nhập GDP bình quân đầu người (GDP PPP) cao thứ 2 thế giới là Luxembourg, tiếp theo là Singapore.
GDP PPP của Luxembourg là 114.360 USD. Ngân hàng là lĩnh vực thế mạnh của Luxembourg, riêng ngành này đã trị giá 1,24 nghìn tỷ USD.
Quốc đảo Singapore có GDP PPP trên 103.000 USD. Sự giàu có của Singapore dựa vào dịch vụ tài chính, xuất khẩu hóa chất và nền kinh tế thúc đẩy tăng trưởng và sáng tạo.
Singapore có cảng biển tấp nập thứ 2 thế giới, xuất khẩu trên 400 tỷ USD hàng hóa mỗi năm.
Tiếp theo trong Top 10 nước có GDP PPP cao nhất thế giới là Ireland, Brunei, Na Uy, UAE, Kuwait, Thụy Sĩ và Mỹ.
Đó chính là Monaco! Với diện tích 1,98 km² (0,76 mi²), Monaco là quốc gia nhỏ thứ hai trên thế giới (chỉ sau Vatican).
Tên chính thức của quốc gia này là Thân vương quốc Monaco (tiếng Pháp: Principauté de Monaco; tiếng Monaco: Principatu de Mùnegu; tiếng Italy: Principato di Monaco; tiếng Occotan: Principat de Mónegue), là một thành bang có chủ quyền tại châu Âu.
Monaco có diện tích 1,98 km² (0,76 mi²), nhỏ thứ hai trên thế giới (chỉ sau Vatican). Monaco có 3 mặt tiếp giáp với nước Pháp, mặt còn lại giáp với Địa Trung Hảivà trung tâm của thân vương quốc cách Italy khoảng 16 km (9,9 dặm); dân số khoảng 38.400 người.
Monaco có GDP trên danh nghĩa cao nhất thế giới
Monaco có GDP trên danh nghĩa cao nhất thế giới, bình quân đầu người 215.163 USD và là quốc gia có mật độ dân cư cao nhất trên thế giới.
Monaco cũng có tuổi thọ cao nhất thế giới với con số 90; có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất.
Kinh tế Monaco, chủ yếu dựa vào du lịch. Dịch vụ ngấn hàng và các sòng bạc được thành lập từ năm 1862. Chính sách thuế quan ưu đãi thu hút các công ty nước ngoài.
Các ngành công nghiệp, gồm: Chế tạo mỹ phẩm, hóa chất, điện tử, đóng tàu, xây dựng...
Monaco hoàn toàn hợp nhất thuế quan với Pháp để thu và giảm thuế mậu dịch, đồng thời tham gia vào hệ thống thị trường EU qua liên minh thuế quan với Pháp.
Dịch vụ du lịch và thu thuế từ các sòng bạc là nguồn thu nhập chủ yếu của Monaco (25% PIB). Ngành ngân hàng - tài chính phát triển mạnh và đều. Ngành công nghiệp tập trung chủ yếu vào công nghiệp nhẹ, không hủy hoại môi trường và có hàm lượng giá trị gia tăng cao chiếm 8% nguồn thu nhập ngân sách.
Tuy chưa là thành viên chính thức của EU, nhưng Monaco có quan hệ mật thiết với tổ chức này thông qua Hiệp định chung về thuế quan với Pháp. Đồng tiền của Monaco là euro...
Nguồn bài viết: https://thuonghieucongluan.com.vn/quoc-gia-nao-co-gdp-tren-danh-nghia-cao-nhat-the-gioi-a154086.html
Chiều 27-12, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý IV và năm 2020.
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2020 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý IV các năm trong giai đoạn 2011-2020.
Tính chung năm 2020, GDP Việt Nam tăng 2,91% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV tăng 4,48%). "Tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam"- bà Hương nhấn mạnh.
GDP Việt Nam năm 2020 tăng 2,91%
Theo lãnh đạo Tổng cục Thống kê, mức tăng trưởng GDP năm 2020 của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới. Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu "vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội".
Phân tích của cơ quan thống kê cho thấy, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Cung cầu hàng hóa trong nước được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng của người dân tăng trở lại trong những tháng cuối năm. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chịu ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn và dịch bệnh nhưng đã có những giải pháp ứng phó kịp thời, là bệ đỡ của nền kinh tế trong lúc khó khăn, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm. Công nghiệp chế biến, chế tạo tuy không tăng cao nhưng tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế năm 2020.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa xác lập kỷ lục mới và đạt giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công được cải thiện rõ rệt, tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt mức cao nhất kể từ năm 2011.
"Chất lượng dân số ngày một nâng lên, tuổi thọ trung bình tăng cao, tỷ lệ tử vong duy trì ở mức thấp. Tình hình lao động, việc làm những tháng cuối năm đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc. An sinh xã hội được quan tâm thực hiện"- báo cáo của Tổng cục Thống kê nêu rõ.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 543,9 tỉ USD , tăng 5,1% so với năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD , tăng 6,5%; nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỉ USD , tăng 3,6%.
Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 19,1 tỉ USD , mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 tăng 0,1% so với tháng trước. Bình quân năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,23% so với năm 2019. Tính chung quý IV, CPI tăng 0,22% so với quý trước và tăng 1,38% so với quý IV/2019.
Lạm phát cơ bản tháng 12 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 0,99% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân năm 2019.
Trong năm qua, cả nước có 134.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 2,236 triệu tỷ đồng , giảm 2,3% về số doanh nghiệp và tăng 29,2% về vốn đăng ký. Bên cạnh đó, còn có 44.100 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động và gần 37.700 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể.
Một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu năm 2020:
– Tổng sản phẩm trong nước (GDP): + 2,91%
– Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): + 3,4%
– Số doanh nghiệp thành lập mới: 134.940 doanh nghiệp
– Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: + 2,6%
– Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện: + 5,7%
– Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa: + 6,5%
– Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa: + 3,6%
– Khách quốc tế đến Việt Nam: -78,7%
– Chỉ số giá tiêu dùng bình quân: + 3,23%