Kẹo Vị Sầu Riêng

Kẹo Vị Sầu Riêng

Kẹo Dẻo Bóc Vỏ Hương Trái Cây là sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường và đang dần được nhiều người săn đón không chỉ bởi kẹo dẻo có hương vị thơm ngon, vị ngọt dịu nhẹ từ trái cây. Với kiểu dáng thiết kế da dạng và mới mẻ, không chỉ ăn kẹo một cách đơn giản như truyền thống, cách ăn bóc vỏ cũng tạo nên điểm đặc trưng và làm nên nét thú vị của loại kẹo này.

Bánh Phú Sĩ Sầu Riêng CT Choice, Vị Sầu Riêng 400 g

Lợi thế vận chuyển khiến sầu riêng Việt Nam ngày càng gia tăng “miếng bánh thị phần” tại Trung Quốc.

Theo South China Morning Post, giá sầu riêng bán tại Trung Quốc - thị trường có sức tiêu thụ lớn nhất thế giới với loại trái cây vua, đã giảm mạnh vào tháng 5 vừa qua, khi Việt Nam vượt mặt Thái Lan trong cuộc cạnh tranh gay gắt về xuất khẩu sầu riêng.

Trên nền tảng mua sắm trực tuyến Pupu, giá một quả sầu riêng nặng 6 kg giảm từ 279 nhân dân tệ xuống còn 179-209 nhân dân tệ (980.000 đồng xuống còn 627.000 - 733.000 đồng).

Zhao Yu, chuyên gia tài chính 37 tuổi sống tại Thượng Hải cho biết tại cửa hàng quen nơi cô hay mua sầu riêng, giá 1kg sầu giảm từ 56 nhân dân tệ xuống 48 nhân dân tệ, (193.000 đồng xuống 168.000 đồng). Mức giá này tất nhiên không ảnh hưởng quá nhiều đến quyết định mua hàng 2 lần trong một tháng của cô.

“Khi nào hàng về nhiều, giá sẽ giảm. Sầu riêng càng chất đống, bạn càng nhận rõ điều đó”, Zhao nói.

Tại Trung Quốc, cuộc cạnh tranh giành thị phần trong mảng cung ứng sầu riêng đã trở thành cuộc đọ sức giữa hai đối thủ lớn đến từ Đông Nam Á, đó là Việt Nam và Thái Lan. Nhu cầu sầu riêng của Trung Quốc lớn đến mức nước này liên tục phải nhập khẩu sầu riêng từ bên thứ ba, do sản lượng trong nước quá nhỏ. Sầu riêng được người dân ở đây ưa chuộng, thậm chí còn dùng để tặng quà cưới.

Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, vào tháng 4/2024, giá nhập khẩu sầu riêng từ Thái Lan là 5,8 USD/kg (147.000 đồng), tăng nhẹ so với mức trung bình là 5,38 USD/kg (137.000 đồng). Trong khi đó, sầu riêng Việt Nam được nhập khẩu với giá 4,22 USD/kg (107.000 đồng).

Truyền thông quốc tế đánh giá nắng nóng gay gắt ở Thái Lan vào tháng 4 và tháng 5 đã làm giảm sản lượng thu hoạch sầu riêng của quốc gia này, đồng thời làm sầu riêng bị nứt vỏ hoặc bị khô ở bên trong.

Một doanh nghiệp nhập khẩu trái cây tại Chiết Giang nói rằng một số lô sầu riêng từ Thái Lan đang ở tình trạng “quá nóng”, do đó được định giá thấp hơn giá thị trường.

Dữ liệu từ cơ quan hải quan Trung Quốc cũng cho thấy trong 4 tháng đầu năm, sầu riêng Thái Lan xuất khẩu sang Trung Quốc đã mất 49% giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Dù vậy, Thái Lan vẫn nắm giữ 66% thị phần xuất khẩu sầu riêng trên thị trường Trung Quốc.

Trái ngược với sầu riêng Thái Lan, sầu riêng Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc đang tăng rất mạnh. Trong 4 tháng đầu năm 2024, sầu riêng Việt Nam nhập vào Trung Quốc đạt 79,3 nghìn tấn, trị giá 369,8 triệu USD, tăng 91,% về lượng và tăng 81,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Tỷ trọng của sầu riêng Việt Nam trong tổng lượng sầu riêng nhập khẩu vào Trung Quốc đạt 39,2%, tăng mạnh so với mức 13,3% của cùng kỳ 2023. Qua đó, giúp Việt Nam giữ vững vị thế là nước cung cấp sầu riêng lớn thứ hai cho thị trường Trung Quốc, và “gặm nhấm” miếng bánh thị phần từ Thái Lan, theo South China Morning Post.

Một nhà tư vấn Thái Lan nói với tờ Bangkok Post rằng dù bỏ qua biến động nhiệt độ, Việt Nam đang hưởng lợi hơn Thái Lan nhờ chi phí sản xuất thấp hơn, đặc biệt là chi phí vận chuyển bằng cách xuất hàng qua đường bộ.

Ông Aat Pisanwanich, cố vấn của Công ty tư vấn nghiên cứu Thông minh Thái Lan, nhận định rằng phía Việt Nam sẽ vào cuộc để chiếm lĩnh thị trường. “Nếu chính phủ Thái Lan không có sự can thiệp, sản lượng sầu riêng Thái Lan sẽ giảm 53% trong 5 năm tới”, ông nói thêm.

Ở một diễn biến khác, vào ngày 11/6, tờ Nikkei Asia cho biết Thái Lan đang tăng tốc kết nối các tuyến đường sắt quốc gia với mạng lưới đường sắt Lào - Trung Quốc. Dự kiến vào cuối tháng 7, tuyến đường sắt Thái - Lào sẽ hoạt động, mở ra cơ hội vận chuyển nhanh hơn cho các nhóm hàng hóa như thực phẩm, sản phẩm theo mùa và các hàng hóa dễ hư hỏng khác, đặc biệt là sầu riêng.

Phía Việt Nam cũng đang tích cực xúc tiến việc ký kết nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh vào Trung Quốc, có thể trong quý III/2024 sẽ kết ký xong. Khi đó, giá trị xuất khẩu sầu riêng trong năm nay của Việt Nam sẽ tăng ít nhất là 200 - 300 triệu USD, theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam.

Sầu riêng được xem là “vua của các loại trái cây” nhờ hương vị đặc trưng, giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Ngay những vụ thu hoạch đầu tiên, nhiều nông dân trồng sầu riêng ở huyện miền núi Sông Hinh đã có nguồn thu nhập khủng.

Sau một thời gian thử nghiệm, người dân huyện miền núi Sông Hinh đã trồng khoảng 500ha sầu riêng, tập trung các giống có giá trị kinh tế cao như Ri 6, Monthong, Musang King. Đặc biệt, năm nay giá sầu riêng lập đỉnh, mang lại lợi nhuận khủng cho người dân.

Hơn 40 năm gắn bó với nông nghiệp, ông Cao Nguyên Lâm ở xã Ea Bar, huyện Sông Hinh, chia sẻ: Ở nhiều nơi, sầu riêng không chỉ là cây trồng xóa đói giảm nghèo, mà còn giúp người dân làm giàu. Với 1 cây sầu riêng trưởng thành có thể thu khoảng 3 tạ trái/vụ, tương đương 18-20 triệu đồng; thời gian khai thác kéo dài mấy chục năm. Như vậy, mỗi hộ dân chỉ cần trồng 20 cây sầu riêng là đã có nguồn thu nhập ổn định, lâu dài. Năm 2023, với 7ha sầu riêng 7 năm tuổi, gia đình tôi lãi trên 8 tỉ đồng.

Mặc dù chỉ trồng khoảng 1,5ha sầu riêng, gia đình anh Bùi Đức Niệm ở xã Ea Bar thu hoạch được hơn 30 tấn trái, lãi hơn 2 tỉ đồng. Đây gần như là một số tiền không tưởng đối với gia đình anh. “Nhờ cây sầu riêng mà năm nay gia đình tôi đón tết no ấm, đủ đầy hơn. Qua tết, tôi dự định mở rộng thêm vài héc ta sầu riêng để tăng nguồn thu cho những năm sau”, anh Niệm khoe.

Cũng trong vụ sầu riêng năm 2023, anh Trần Đình Thạch ở thôn Chư Blôi, xã Ea Bar tìm được một hướng đi mới - mở dịch vụ tham quan vườn cây ăn trái. Có ngày gia đình anh đón tiếp hàng chục đoàn khách du lịch. Khách đến vườn không chỉ được tham quan, ăn uống, mà còn được mua sầu riêng sạch, rụng tại vườn. Anh Thạch đang làm thủ tục xây dựng vườn mẫu nông thôn mới để phát triển sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp.

Vụ sầu riêng vừa rồi không chỉ mang lại lợi nhuận lớn cho nông dân, mà còn để lại nhiều ấn tượng với người yêu thích loại trái cây vua này. Chị Đoàn Kim Oanh ở TP Tuy Hòa bày tỏ: Mặc dù rất mê sầu riêng, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được tận mắt nhìn thấy những trái này lủng lẳng trên cây.

Đây cũng là lần đầu tôi được thưởng thức hương vị sầu riêng sạch, chín rụng tại vườn. Tôi thực sự ấn tượng với hương thơm, vị béo ngọt đậm đà và hình ảnh quyến rũ của sầu riêng Sông Hinh.

Xây dựng thương hiệu, hướng đến xuất khẩu

Theo UBND huyện Sông Hinh, nơi đây có nhiều đặc điểm về thổ nhưỡng, thời tiết giống với huyện miền núi Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa) - vùng đất thành công với thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn nức tiếng.

Đặc biệt, năm vừa rồi một số hộ trồng sầu riêng ở Khánh Sơn đăng ký mã số vùng trồng, đưa sầu riêng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Người dân cũng sử dụng sầu riêng để chế biến nhiều đặc sản như kem sầu riêng, sữa chua sầu riêng, sầu riêng cấp đông, sầu riêng sấy khô… để chủ động đầu ra. Hướng đi này đang được huyện Sông Hinh áp dụng nhằm xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị trái sầu riêng.

Ông Võ Thanh Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp Cơ khí NEWTECH - đơn vị thu mua, xuất khẩu sầu riêng, cho biết: Thông qua thiết bị đo, chúng tôi xác định sầu riêng Sông Hinh có độ ngọt đạt 35-38 độ Brix (đơn vị đo độ ngọt tự nhiên trong trái cây, rau củ), trong khi sầu riêng các vùng khác độ ngọt chỉ từ 30-33 độ Brix.

Ngoài ra, những tiêu chí khác như độ béo, độ màu… cơ bản đáp ứng được tiêu chuẩn phục vụ xuất khẩu. Vụ tới, nếu có sự định hướng, chăm sóc đúng kỹ thuật thì sầu riêng Sông Hinh sẽ cho chất lượng vượt xa so với rất nhiều vùng trồng khác trong nước.

Theo ông Đinh Ngọc Dạn, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, địa phương đang phối hợp Viện Thổ nhưỡng nông hóa, Sở NN&PTNT, Sở KH&CN triển khai nhiệm vụ khoa học “Tạo lập, quản lý và phát triển chứng nhận nhãn hiệu Sầu riêng Sông Hinh” nhằm xây dựng mô hình sản xuất, quản lý và phát triển sầu riêng theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.

Hiện địa phương hỗ trợ một số hộ dân xây dựng sầu riêng đạt sản phẩm OCOP của huyện; hỗ trợ 2 tổ hợp tác làm thủ tục đăng ký mã vùng trồng sầu riêng. Đây là điều kiện để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch nhằm nâng cao giá trị bền vững cho sầu riêng Sông Hinh.

Huyện Sông Hinh có hơn 500ha trồng sầu riêng, tập trung ở các xã: Ea Bar, Ea Ly, Ea Trol, Sông Hinh… Trong đó, hơn 100ha sầu riêng đã cho thu hoạch; sản lượng năm 2023 đạt trên 1.000 tấn. Với giá bán 80.000 đồng/kg sầu riêng, nhiều nông dân thu lãi hơn 1 tỉ đồng/ha, cao gấp 2-3 lần các cây trồng khác.

Ông Đinh Ngọc Dạn, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh

Sầu riêng Ri 6 có trái hình dạng thuôn tròn, da xanh, gai nhỏ và khít. Trái chín nặng từ 2 – 3kg, múi nở to, gai thưa, vỏ vẫn giữ được màu xanh đẹp mắt, hơi sậm. Thịt quả sầu riêng khô ráo, dày cơm, tỷ lệ hạt lép lên đến 40%. Màu vàng tươi bắt mắt, vị ngọt và béo, hương thơm vừa phải.

Trái sầu riêng chín khó nứt nhưng dễ dàng để tách múi. Bạn chỉ cần lần theo đường múi dọc thân vỏ, dùng dao tách nhẹ từ chóp dưới là quả tự bung ra.

Gần đây, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 3 thế giới về diện tích và sản lượng sầu riêng. Tuy mới tham gia vào thị trường thế giới, nhưng xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đã tăng kỷ lục nhờ nắm bắt rất tốt cơ hội sau khi ký nghị định thư xuất khẩu mặt hàng này với Trung Quốc.

Gần đây, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 3 thế giới về diện tích và sản lượng sầu riêng. Tuy mới tham gia vào thị trường thế giới, nhưng xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đã tăng kỷ lục nhờ nắm bắt rất tốt cơ hội sau khi ký nghị định thư xuất khẩu mặt hàng này với Trung Quốc.

Tuy nhiên, việc tăng “nóng” diện tích sầu riêng cũng đặt ra nhiều thách thức để ngành hàng này phát triển bền vững. Nhiều tỉnh, thành trong đó có Đồng Nai đã thực hiện tốt việc chuyển đổi sản xuất đạt chuẩn xuất khẩu, thu hút đầu tư chế biến góp phần định vị ngành hàng sầu riêng trên bản đồ thế giới.

Đứng thứ 3 thế giới về diện tích

Sầu riêng trên thế giới chủ yếu trồng ở Đông Nam Á. Trong đó, Việt Nam đứng thứ 3 về diện tích và sản lượng sau Indonesia (gần 1,4 triệu tấn), Thái Lan (hơn 1,2 triệu tấn).

Năm 2017 cả nước có 37 ngàn ha, đến năm 2022 đã tăng lên 110,3 ngàn ha. Trong đó, hiện có hơn 54 ngàn ha cho thu hoạch với sản lượng gần 850 ngàn tấn. Trong giai đoạn này, bình quân mỗi năm diện tích trồng cây sầu riêng của Việt Nam tăng 24,5%.

Sầu riêng của Việt Nam hiện tập trung tại 4 vùng gồm: Tây nguyên có diện tích tăng nhanh, đứng thứ nhất và hiện chiếm hơn 47% diện tích cả nước; đồng bằng sông Cửu Long chiếm gần 30%; Đông Nam bộ chiếm gần 19% và duyên hải Nam Trung bộ chiếm 4,2%.

Tuy mới tham gia vào thị trường xuất khẩu sầu riêng theo đường chính ngạch nhưng Việt Nam đã lập kỷ lục về mức tăng trưởng. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt gần 850 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cả năm 2022. Dự kiến, xuất khẩu sầu riêng cả năm 2023 tiếp tục tăng mạnh, đạt từ 1,2-1,5 tỷ USD, tăng gấp 3,5 lần so với năm 2022.

GS-TS Trần Văn Hâu, nguyên giảng viên cao cấp Trường đại học Cần Thơ là chuyên gia hàng đầu của Việt Nam về cây sầu riêng đánh giá, tiềm năng xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam còn rất lớn trong thời gian tới. Trên thị trường xuất khẩu, sầu riêng Indonesia tuy đứng đầu về diện tích nhưng chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa. Hiện Thái Lan là nước xuất khẩu sầu riêng lớn nhất thế giới, họ có kinh nghiệm 10 năm xuất khẩu mặt hàng này nên là đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới, họ đã bỏ ra hàng chục năm nghiên cứu cây trồng này. Họ đã đầu tư vùng trồng sầu riêng ở đảo Hải Nam (TP.Tam Á) với dự kiến tháng 6-2023, sản lượng thu hoạch đạt hơn 2,4 ngàn tấn nhưng thực tế chỉ thu hoạch được 50 tấn nên vẫn còn cửa rộng cho sầu riêng Việt Nam vào thị trường này.

Tuy tiềm năng của thị trường xuất khẩu sầu riêng tươi còn rất lớn nhưng để cả chuỗi ngành hàng này phát triển bền vững cần thu hút đầu tư cho chế biến.

Ông Mai Xuân Thìn, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Rồng Đỏ (TP.HCM) cho biết, doanh nghiệp (DN) chuyên xuất khẩu thanh long, chanh dây, sầu riêng… sang nhiều thị trường như: châu Âu, Hoa Kỳ, Australia, Trung Đông và gần đây là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Riêng về mặt hàng sầu riêng, DN có 3 năm kinh nghiệm chế biến và xuất khẩu sầu riêng đông lạnh. Năm 2022, giá trị xuất khẩu sầu riêng toàn cầu khoảng 22 tỷ USD cho thấy, quy mô của ngành này rất lớn. Trong đó, Thái Lan xuất khẩu hơn 10 tỷ USD. Việt Nam xuất khẩu sầu riêng nhiều năm nay nhưng chưa được ghi nhận vì chủ yếu xuất theo đường tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc. Bộ NN-PTNT đã ký nghị định thư với Trung Quốc để xuất khẩu sầu riêng chính ngạch, người nông dân được hưởng lợi trực tiếp và lớn nhất. Cụ thể, năm nay, giá sầu riêng bán tại vườn cao hơn khoảng 20-25 ngàn đồng/kg so với năm trước.

Cũng theo ông Thìn, ngoài mặt hàng sầu riêng tươi, sầu riêng đông lạnh của Việt Nam còn xuất khẩu đi rất nhiều nước ở châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… nhưng vẫn chưa được chú ý nhiều. Đầu tư để làm sầu riêng đông lạnh hoàn toàn nằm trong khả năng của DN Việt Nam. Thách thức lớn nhất hiện nay là tiếp tục mở rộng thị trường cho mặt hàng này. Do đó, DN kỳ vọng Bộ NN-PTNT tiếp tục đàm phán xuất khẩu chính ngạch sầu riêng đông lạnh vào thị trường Trung Quốc để góp phần tăng doanh thu cho toàn ngành.

Cùng quan điểm, ông Trần Văn Hiệp, Giám đốc Công ty CP Rau quả Tiền Giang (tỉnh Tiền Giang) là DN chế biến và xuất khẩu các sản phẩm trái cây và rau củ cho biết: “Thách thức hay cạnh tranh với ngành hàng sầu riêng luôn luôn tồn tại, vấn đề là chúng ta đương đầu như thế nào với thách thức này”. Sau đại dịch Covid-19, nhiều giai đoạn thị trường xuất khẩu bị tạm ngưng, thậm chí mất thị trường và hiện tiếp tục đi xuống do ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế. Nhưng rau quả, thực phẩm thiết yếu ít bị ảnh hưởng hơn các ngành khác. Bài toán là phải làm ra sản phẩm giá cả thị trường chấp nhận được mà nông dân vẫn có lời. Ở đây phải xây dựng quy trình khép kín từ ngoài đồng đến nhà máy, đóng gói để có mức giá hợp lý, đồng bộ về chất lượng thì mới cạnh tranh được.

Ông Hiệp khẳng định: “Vấn đề hiện nay là phải nâng cao kiến thức cho cả chuỗi ngành hàng sầu riêng từ khâu trồng, thu hoạch đóng gói để đảm bảo chất lượng sầu riêng, nhất là phải thu hoạch đủ tuổi. DN chế biến mong được cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm và thông tin đó phải được công khai, minh bạch với những người có liên quan. Theo đó, việc xây dựng và nhân rộng mã số vùng trồng là rất quan trọng”.

Ông VÕ VĂN PHI, Phó chủ tịch UBND tỉnh:

Năm 2023, sẽ xuất khẩu 20 ngàn tấn sầu riêng

Sầu riêng là cây trồng chủ lực của Đồng Nai. Với diện tích gần 11,4 ngàn ha, tỉnh đang đứng đầu khu vực Đông Nam bộ, đứng thứ 4 cả nước về diện tích. Dự kiến năm 2023, toàn tỉnh sẽ xuất khẩu khoảng 20 ngàn tấn sầu riêng chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Tỉnh cũng đi tiên phong trong xây dựng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và hiện toàn tỉnh có 6 cơ sở đóng gói và 11 vùng trồng sầu riêng với diện tích hơn 820ha. Cùng với phát triển sản xuất, tỉnh đang tích cực thực hiện theo quy chuẩn của thị trường tiêu thụ để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cũng như thu hút đầu tư chế biến sâu để hình thành được chuỗi ngành hàng phát triển bền vững.

Ông LÊ THANH TÙNG, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT):

Nhiều hệ lụy do diện tích sầu riêng tăng trưởng “nóng”

Cây sầu riêng cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với cây trồng khác, do đó nông dân đã mở rộng diện tích sản xuất nhanh chóng thông qua trồng xen trong các vườn cà phê tại Tây nguyên, trồng xen trong vườn cây ăn quả, đặc biệt là chuyển đổi một số diện tích lúa sang trồng cây sầu riêng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Có rất nhiều vấn đề xảy ra khi nông dân trồng sầu riêng trên một số loại đất chưa phù hợp như đất sét nặng, đất nhiễm phèn… gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của cây. Ngoài ra, nông dân thiếu kinh nghiệm về kỹ thuật canh tác cây sầu riêng; chất lượng cây giống chưa đảm bảo; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, ít vùng sản xuất tập trung, thiếu tính liên kết sản xuất; đầu ra chưa thật sự ổn định, đặc biệt phụ thuộc chính vào thị trường Trung Quốc… Do đó, cần mở rộng thêm nhiều thị trường tiêu thụ cho trái sầu riêng.