Hội đồng trọng tài là Bộ phận chuyên trách giải quyết tranh chấp thương mại trong trung tâm trọng tài thương mại gồm một hoặc một số trọng tài viên, được thành lập theo sự chỉ định của các bên tranh chấp phù hợp với quy định của pháp luật về trọng tài và quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài để giải quyết vụ việc. Hội đồng trọng tài hoạt động theo đa số.
Khi nào phải bồi thường hợp đồng, phạt hợp đồng?
Trách nhiệm bồi thường hợp đồng, phạt hợp đồng là một trong những nội dung được quy định trong hợp đồng. Theo đó, các bên phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Theo đó, trường hợp được bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm gồm:
Khi đó, lợi ích mà lẽ ra người này được hưởng theo hợp lại do hành vi vi phạm của người khác mà không được hưởng thì người có vi phạm phải chịu phạt vi phạm theo thoả thuận.
Top hội trường đẹp và ấn tượng nhất tại Việt Nam
Dưới đây là các hội trường nổi tiếng được nhiều người biết đến nhất hiện nay tại Việt Nam. Thiết kế đẹp mắt, sang trọng với không gian hội trường có sức chứa lớn.
Địa chỉ: Số 1 đường Độc Lập, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
Nằm trong Tòa nhà Quốc hội Việt Nam, hội trường là nơi diễn ra các phiên họp toàn thể của Quốc hội Việt Nam. “Diên Hồng” được lấy cảm hứng từ tên hội nghị dân chủ đầu tiên của nước ta, diễn ra vào thời nhà Trần. Cứ mỗi năm 2 lần, gần 500 đại biểu trên cả nước sẽ họp tại Hội trường Diên Hồng để bàn hướng phát triển và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Tại hội trường, 575 chiếc ghế được thiết kế dành riêng cho các đại biểu quốc hội có thể lùi ra sau 15cm và xoay 360 độ nhưng không gây ra bất kỳ tiếng ồn nào để đảm bảo sự nghiêm trang của các phiên họp.
Là công trình đặc biệt được xây dựng trên một vị trí có ý nghĩa lịch sử: trước Quảng trường Ba Đình. Mục đích chính là để phục vụ các hoạt động của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức chính trị – xã hội.
Hội trường Ba Đình gồm 3 tầng, diện tích khoảng 2.600m2, đảm bảo chỗ ngồi cho hơn 1000 đại biểu. Vị trí trung tâm của tòa nhà là phòng họp chính dành riêng cho đại biểu tham gia dự họp. Bên trong có nhiều phòng nhỏ là nơi họp của Đoàn chủ tịch, Đoàn Thư ký, các Đoàn đại biểu và nơi làm việc của Tiểu ban của Quốc hội.
Hội trường khánh tiết Trung tâm Hội nghị Quốc gia
Địa chỉ: Đường Phạm Hùng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Trung tâm Hội nghị Quốc gia (TTHNQG) có hơn 70 hội trường, phòng họp lớn nhỏ có diện tích từ 40m2 đến hơn 4.000m2 và sức chứa từ 50 người đến hơn 3.500 người.
Hội trường mang tên cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, được đưa vào sử dụng từ tháng 4/2019 với nhiều hoạt động đa năng như tổ chức các sự kiện hội thảo quốc tế, lễ tốt nghiệp, văn hóa nghệ thuật và các sự kiện quan trọng của trường Đại học Văn Lang.
Có sức chứa gần 1.600 chỗ ngồi với tông màu đỏ, sử dụng dòng ghế hội trường thương hiệu Kotobuki nổi tiếng của Nhật Bản. Khi cần mặt bằng không gian rộng, ghế được điều khiển tự động để xếp gọn lại, lộ dòng chữ “Van Lang University” rất độc đáo, tạo không gian cho các sinh hoạt khác như thi đấu đa năng, thể thao.
Hội trường lớn Nhà điều hành của Đại học Quốc gia TP.HCM.
Địa chỉ: 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, TPHCM
Còn được gọi là Dinh Thống Nhất hay Dinh Độc Lập, là công trình kiến trúc được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Nơi đây có ý nghĩa lịch sử văn hóa nổi bật thể hiện nét kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam thời kỳ thập niên 60.
Là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Chính phủ có chức năng quản lý, bảo tồn, tôn tạo Di tích lịch sử Dinh Độc Lập; phục vụ đại biểu, khách tham dự các cuộc họp, hội nghị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ; các hội nghị và hoạt động khác của Đảng, Nhà nước, Quốc hội khi có yêu cầu.
Hội trường là gì? Hội trường tiếng Anh là gì?
Hội trường tiếng Anh được gọi là Hall. Hội trường là một không gian được thiết kế để tổ chức các buổi họp, hội thảo, hội nghị hoặc các sự kiện quan trọng mang tính tập thể.
Thông thường, hội trường có sức chứa lớn và được trang bị hệ thống âm thanh, ánh sáng bên cạnh các sản phẩm nội thất khác như bàn hội trường, ghế hội trường. Cách bố trí chỗ ngồi và phong cách trang trí khánh tiết hội trường có thể thay đổi tùy thuộc vào mục đích sử dụng và số lượng người tham dự.
Quy định về nội dung của hợp đồng
Nội dung của hợp đồng được nêu tại khoản 2 Điều 398 Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm:
2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp.
Ngoài những nội dung nêu trên, các bên hoàn toàn có quyền thoả thuận thêm các nội dung khác. Tuỳ vào từng loại hợp đồng mà nội dung của từng mục nêu trên sẽ gồm các thoả thuận khác nhau.
Các loại hợp đồng phổ biến gồm những gì?
Hiện nay, trong đời sống, phổ biến gồm có những loại hợp đồng gì? Căn cứ Bộ luật Dân sự và trong thực tiễn, hiện nay, có các loại hợp đồng phổ biến như sau:
Hợp đồng mua bán tài sản: Hợp đồng này là sự thoả thuận của các bên về việc một bên bán tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc tài sản mà người đó có quyền bán, một bên là bên mua, trả tiền để được chuyển quyền sở hữu tài sản đó (căn cứ Điều 430 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Ví dụ: Hợp đồng mua bán ô tô; hợp đồng mua bán căn hộ chung cư; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất…
Hợp đồng tặng cho tài sản: Đây là loại hợp đồng mà các bên thoả thuận, bên có tài sản tặng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc thuộc quyền định đoạt của mình cho người khác, bên nhận tài sản đồng ý nhận tài sản đó và các bên tặng cho không yêu cầu đền bù (căn cứ Điều 457 Bộ luật Dân sự).
Tuy nhiên, song song với hợp đồng tặng cho không có điều kiện thì còn tồn tại loại hợp đồng tặng cho có điều kiện. Theo đó, bên nhận tặng cho muốn được sở hữu tài sản do bên tặng cho tặng thì phải thực hiện một/nhiều nghĩa vụ trước/sau khi nhận tặng cho.
Ví dụ: Hợp đồng tặng cho tài sản thường gặp nhất là hợp đồng tặng cho nhà, đất giữa cha mẹ với con, anh chị em ruột với nhau hoặc hợp đồng tặng cho tiền giữa cá nhân với cá nhân…
Hợp đồng vay tiền: Đây cũng là một trong những loại hợp đồng phổ biến hiện nay. Trong cuộc sống, không ít trường hợp các bên phải vay mượn tài sản (tiền, vật…) của nhau. Thoả thuận vay mượn này được quy định cụ thể trong hợp đồng vay tài sản.
Theo đó, căn cứ Điều 463 Bộ luật Dân sự, hợp đồng vay tài sản được hiểu là loại hợp đồng mà bên cho vay giao tài sản cho bên vay, khi đến hạn theo thoả thuận, bên vay phải trả lại tài sản đó cho bên cho vay kèm theo lãi nếu các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Ví dụ: Hợp đồng thường gặp nhất trong trường hợp này là hợp đồng vay tiền có lãi suất hoặc không có lãi suất, hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng (hoặc tổ chức tín dụng) với khách hàng vay vốn…
Hợp đồng thuê tài sản: Tiếp tục là một trong những loại hợp đồng phổ biến trong đời sống hằng ngày. Hợp đồng thuê tài sản là loại hợp đồng ghi lại thoả thuận của các bên:
- Bên cho thuê giao tài sản của mình cho bên thuê trong một khoảng thời gian,
- Bên thuê trả tiền cho việc sử dụng tài sản đó trong thời hạn đã thoả thuận.
(căn cứ Điều 472 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Ví dụ: Hợp đồng thuê nhà là loại hợp đồng phổ biến nhất vì hiện nay, số lượng người sống tại nhà thuê là rất lớn. Theo đó, chủ nhà và người thuê nhà sẽ cùng làm hợp đồng thuê nhà với các thoả thuận xoay quanh việc: Giá thuê, quyền, nghĩa vụ của các bên, bồi thường thiệt hại…
Hợp đồng dịch vụ: Thường đây là loại hợp đồng mà các bên thoả thuận sẽ cung ứng dịch vụ nhằm thực hiện một công việc nào đó cho bên sử dụng dịch vụ. Song song với đó, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ (căn cứ quy định tại Điều 513 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Ví dụ: Hợp đồng dịch vụ pháp lý thì bên cung ứng dịch vụ thường là luật sư thuộc văn phòng luật sư hoặc công ty luật, bên sử dụng dịch vụ là khách hàng có những vấn đề về pháp lý cần giải quyết. Theo đó, khách hàng sẽ trả tiền để bên công ty/văn phòng luật tư vấn, giải quyết các vấn đề pháp lý cho khách hàng như: Giải quyết tranh chấp đất đai, ly hôn…
Hợp đồng uỷ quyền: Căn cứ ĐIều 562 Bộ luật Dân sự, hợp đồng uỷ quyền được hiểu là loại hợp đồng ghi lại thoả thuận của các bên. Trong đó: Bên uỷ quyền vì lý do nào đó mà không thể tự mình thực hiện công việc, giao dịch… đã uỷ quyền cho bên nhận uỷ quyền được nhân danh mình thực hiện công việc, giao dịch đó.
Các bên có thể thoả thuận về việc trả thù lao hoặc không. Công việc, giao dịch… sẽ được thực hiện thay trong một khoảng thời gian nhất định do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận, pháp luật không có quy định khác thì thời hạn uỷ quyền được quy định là 01 năm kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.
Ví dụ: Hợp đồng uỷ quyền nhận sổ đỏ, hợp đồng uỷ quyền mua bán đất đai…