Trong đời sống, mọi cá nhân và tổ chức đều có khả năng gây tổn thất cho người khác và phải chịu trách nhiệm bồi thường. Các sơ suất trong quá trình làm việc, đặc biệt là trong những ngành nghề đòi hỏi độ chính xác và chuyên nghiệp cao, thường dẫn đến những tổn thất đáng kể. Trong tình huống này, việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trở nên là vô cùng cần thiết, giúp cá nhân và doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro tài chính do các lỗi lầm trong quá trình hoạt động. Vậy cụ thể bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì? Những ai cần tham gia loại bảo hiểm này? Hãy cùng Nghề Nghiệp Việc Làm 24h tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới nhé!
Tổ chức, cá nhân hành nghề luật sư
Các tổ chức hành nghề luật sư và luật sư cá nhân đều phải tuân thủ quy định tại khoản 6, Điều 40 và khoản 2, Điều 49 của Luật Luật sư năm 2006 (đã được sửa đổi năm 2012). Theo quy định này, tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư làm việc trong tổ chức, tuân thủ theo các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, nếu có thoả thuận trong hợp đồng lao động, họ cũng phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
Yếu tố để xác định trách nhiệm bảo hiểm
Phạm vi thanh toán của loại bảo hiểm này bao gồm tính chất của các tổn thất cũng như các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm. Trong tình huống mà cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan hoặc tổ chức phạm phải sơ suất trong quá trình hoạt động hay cung cấp dịch vụ, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành thanh toán các khoản sau:
Giới hạn trách nhiệm là biểu hiện của mức độ và bản chất của các hợp đồng bảo hiểm thường được thiết lập thông qua quá trình đàm phán và thỏa thuận của nhiều bên. Các hợp đồng bảo hiểm là bảng tổng hợp quyền và trách nhiệm của các bên được xác định một cách rõ ràng. Trong các tình huống xảy ra bảo hiểm, giới hạn tối đa thường được xác định là tổng rủi ro. Mức độ giới hạn của bảo hiểm được quy định càng ít thì chi phí bảo hiểm phải trả càng cao.
Phí bảo hiểm được xác định dựa trên tỷ lệ phần trăm của phí tư vấn và mức trách nhiệm bảo hiểm được đặt cố định từ đầu.
Các đơn vị và cá nhân trong lĩnh vực y tế
Theo quy định tại khoản 1, Điều 78 của Luật Khám chữa bệnh năm 2009, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bác sĩ, y tá và các nhân viên trong lĩnh vực y tế khác khi thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Nhà thầu trong lĩnh vực tư vấn xây dựng
Theo quy định tại khoản 2, điểm b, Điều 9 của Luật Xây dựng năm 2014, nhà thầu tư vấn phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn xây dựng cho công việc khảo sát và thiết kế của công trình xây dựng từ cấp II trở lên.
Khoản 1, Điều 6 của Thông tư 38/2014/TT-BTC quy định rằng doanh nghiệp thẩm định giá phải tiến hành mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá hoặc thiết lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp.
Doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh nước ngoài
Theo quy định tại khoản 5, Điều 29 của Luật Kiểm toán độc lập năm 2011, doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam đều phải có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
Kế toán và các doanh nghiệp kế toán
Theo quy định tại khoản 6, Điều 67 của Luật Kế toán năm 2015, kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán đều có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
ㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤㅤXem thêm >ㅤㅤㅤ
Tìm hiểu kỹ về hợp đồng bảo hiểm
Khi tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, việc dành thời gian nghiên cứu kỹ về sản phẩm bảo hiểm là vô cùng quan trọng. Hãy đọc kỹ để hiểu rõ về điều kiện, điều khoản và phạm vi bảo vệ mà các gói bảo hiểm cung cấp. Đồng thời, cũng cần tập trung vào việc đánh giá nhu cầu và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp để lựa chọn sản phẩm bảo hiểm thực sự phù hợp.
Một số yếu tố khác cũng cần xem xét bao gồm tính phù hợp của bảo hiểm với hoạt động kinh doanh và ngành nghề hiện tại.
Để đảm bảo sự đáng tin cậy, hãy nghiên cứu về uy tín, kinh nghiệm và các đánh giá về nhà phân phối bảo hiểm trên thị trường. Qua đó, bạn có thể đánh giá chất lượng dịch vụ và quy trình chi trả bảo hiểm của nhà phân phối.
Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Công ty bảo hiểm sẽ không chịu bồi thường bảo hiểm trong những tình huống sau đây:
Tổ chức, cơ quan hành nghề công chứng
Theo quy định tại khoản 1, Điều 33 và Điều 37 của Luật công chứng năm 2014, tổ chức hành nghề công chứng đều phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các công chứng viên thuộc tổ chức đó.
Theo quy định tại Điều 92 của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đảm bảo mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động môi giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì?
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là một dạng bảo hiểm nhằm bảo vệ cá nhân hoặc tổ chức khỏi những rủi ro tài chính có thể phát sinh trong quá trình cung cấp các dịch vụ hay thực hiện các công việc chuyên môn.
Cụ thể, loại bảo hiểm này hỗ trợ khi phải đối mặt với các yêu cầu bồi thường hoặc kiện tụng pháp lý do gây thiệt hại hoặc tổn thương đến người khác trong quá trình hoạt động. Phạm vi của bảo hiểm này thường bao gồm chi phí pháp lý, bồi thường thiệt hại, và các chi phí khác liên quan
Chú ý kỹ về điều khoản và mức đền bù
Trước khi tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp và cá nhân hãy tiến hành nghiên cứu kỹ về điều khoản và mức đền bù được cung cấp trong chính sách bảo hiểm. Doanh nghiệp cần tự chủ động tìm hiểu và tính toán mức đền bù của bảo hiểm khi có sự cố xảy ra. Mức đền bù thường khác nhau tùy thuộc vào từng loại hợp đồng và sẽ được xác định thông qua các thỏa thuận cụ thể.
Cần chú ý các điều kiện và thủ tục liên quan đến yêu cầu bồi thường. Quy trình khiếu nại và xử lý yêu cầu bồi thường linh hoạt và tiện lợi sẽ giúp đảm bảo quá trình bồi thường thuận lợi hơn.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không chỉ là một biện pháp bảo vệ quan trọng để giảm thiểu tác động khi doanh nghiệp đối mặt với các sự cố và rủi ro trong quá trình làm việc mà còn là một công cụ quan trọng để tăng cường uy tín và sự tin tưởng từ phía đối tác và khách hàng.
Hy vọng rằng những chia sẻ của Vieclam24h.vn đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn luôn thành công! Đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác tại Vieclam24h.vn nhé!
Bên cạnh đó, Vieclam24h.vn cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Xem thêm: Cập nhật các quy định về bảo lưu bảo hiểm xã hội mới nhất
Những người và tổ chức trong lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm
Theo khoản 3, Điều 93a của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010 (đã được sửa đổi năm 2010 và năm 2019), quy định như sau:
Vì sao nên tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp?
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bảo vệ chi tiết và toàn diện hơn trong lĩnh vực lao động so với nhiều dạng bảo hiểm khác. Đặc biệt, công ty bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cam kết chi trả đầy đủ các khoản bồi thường khi cá nhân hoặc doanh nghiệp phạm phải lỗi hoặc mắc sai sót trong quá trình hoạt động.
Các vụ kiện tụng kéo dài không chỉ tốn kém về thời gian và tài chính mà còn đe dọa đến uy tín của doanh nghiệp. Trong tình huống này, công ty bảo hiểm sẽ đảm nhận chi phí để giải quyết các vụ kiện nhanh chóng.
Với những quyền lợi mà bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp mang lại, hiện nay không chỉ các ngành nghề bắt buộc mà cả các doanh nghiệp khác cũng nên xem xét tự nguyện tham gia để đề phòng trước những rủi ro tiềm ẩn.