Mỗi người trong chúng ta đều có mùi cơ thể riêng và rất đặc trưng. Tuy nhiên, mọi người thường mong muốn sở hữu một mùi cơ thể dễ chịu và thơm tho hơn. Vậy làm sao để biết mùi cơ thể của mình? Tại sao cơ thể có mùi thơm?
Tại sao một số người không có mùi hôi?
Có vài lý do khiến một số người không có nhiều mùi cơ thể. Bác sĩ da liễu, tiến sĩ Hannah Kopelman cho biết một biến thể gene phổ biến ở người Đông Á ảnh hưởng đến sự sản sinh một loại protein gọi là ABCC11.
"Biến thể gene này khiến một số dân số ít có mùi cơ thể, vì mồ hôi của họ chứa ít protein hơn mà vi khuẩn có thể phân giải thành các hợp chất có mùi", Kopelman cho biết.
Mặc dù biến thể này có mặt ở 80%-95% người Đông Á, theo NBC News, nó chỉ có ở tối đa 3% người châu Âu và châu Phi, theo một nghiên cứu năm 2010.
Thú vị là một nghiên cứu khác cũng phát hiện hầu hết những người mang biến thể gene ABCC11 vẫn chọn dùng lăn khử mùi.
Bên cạnh yếu tố di truyền, những gì bạn ăn cũng ảnh hưởng đến mùi cơ thể. Một số loại thực phẩm có thể khiến bạn có mùi hôi hơn, bao gồm thịt đỏ, tỏi, hành, các loại rau cải và rượu. Vì vậy, nếu tránh những thực phẩm này, bạn có thể có mùi thơm hơn so với những người ăn chúng thường xuyên. Ngoài ra, các loại gia vị như cà ri, thì là và hồ đào có thể lưu lại trong cơ thể, tạo ra mùi mạnh.
Còn một yếu tố khác liên quan đến mùi cơ thể là yếu tố cảm xúc. "Mồ hôi căng thẳng là rất thực tế và có khả năng có mùi hơn so với mồ hôi thông thường", bác sĩ da liễu Dr. Annabelle Garcia nói.
Điều này là do tuyến apocrine tiết ra nhiều mồ hôi hơn khi bạn bị căng thẳng. Tìm cách giữ bình tĩnh trong các tình huống đầy cảm xúc, chẳng hạn như thông qua thiền định, có thể giúp làm giảm mùi cơ thể của bạn.
Có khi nào tôi không nhận ra mình có mùi?
Có, theo Kopelman. "Mọi người có thể trở nên 'mù mùi' với mùi cơ thể của mình", cô giải thích. "Điều này xảy ra vì não có xu hướng lọc bỏ những kích thích liên tục, như mùi của chính chúng ta, theo thời gian, giúp ta tập trung vào các mùi mới trong môi trường. Do đó, chúng ta có thể nghĩ rằng mình không có mùi hôi, trong khi thực tế những người xung quanh vẫn có thể ngửi thấy".
May mắn thay, có nhiều cách để chống lại mùi hôi, như uống nhiều nước để giúp làm loãng mồ hôi, tránh các loại thực phẩm có thể gây mùi hôi, như tỏi và hành, dùng lăn khử mùi hoặc chất chống mồ hôi, giúp ngăn mồ hôi ngay từ đầu.
Bạn cũng có thể thử dùng sữa rửa mặt có chứa benzoyl peroxide ở vùng dưới cánh tay, giúp giảm mùi hôi ở nách.
Ngoài ra, hãy tránh các tình huống gây lo lắng và tìm cách làm dịu hệ thần kinh để bạn ít căng thẳng và ít đổ mồ hôi hơn.
Có một đặc điểm ít ai chú ý đó là, mỗi người đều mang một mùi hương tự nhiên khác nhau trên cơ thể. Điều này giải thích tại sao có những người khi mới chỉ thoáng lướt qua cũng khiến ta cảm nhận được sự khác biệt về mùi hương tỏa ra từ họ.
Thông thường, mùi cơ thể bắt nguồn từ vấn đề vệ sinh cá nhân. Tuy nhiên, đối với một số người, mùi cơ thể tồn tại tự nhiên, không biến mất sau những lần tắm gội khiến họ cảm thấy thiếu tự tin dù có lối sống tương đối sạch sẽ. Các chuyên gia đã chỉ ra một số lý do như:
* Do Hormone: Tiến sĩ Pramod Kumar, chuyên gia tư vấn da liễu Bệnh viện KMC, Mỹ, cho biết tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều và mùi cơ thể là do sự thay đổi nội tiết tố. Giai đoạn thường dễ thấy đó là giai đoạn dậy thì ở trẻ, phụ nữ khi mang thai hay tiền mãn kinh, mãn kinh bởi ở những giai đoạn này hoạt động của hormone và tuyến mồ hôi tăng lên. Đặc biệt ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh, những cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm, làm tăng tiết mồ hôi khiến cơ thể có mùi.
Căng thẳng, lo lắng quá độ cũng khiến cơ thể sản sinh một loại hormone có tên là cortisol có khả năng kích thích sự hoạt động của tuyến mồ hôi trên toàn cơ thể, hệ miễn dịch kém đi và làm tăng cường các vi khuẩn sống trên da. Vì thế khi một người đối mặt với áp lực, căng thẳng, họ thường tiết ra mồ hôi nhiều và cơ thể có mùi hôi hơn so với bình thường.
*Mùi mồ hôi trên cơ thể: Khi chúng ta ở trong môi trường quá nóng hay các hoạt động thể thao… khiến cơ thể tăng tiết mồ hôi giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể. Theo các chuyên gia, mồ hôi không có mùi nhưng sau một thời gian tiết lên bề mặt da, mồ hôi bị những vi sinh vật như vi khuẩn, nấm có sẵn trên da làm cho lên men, từ đó mới gây mùi mồ hôi cơ thể. Các vùng nhiều lông như nách, bẹn nhiều mồ hôi và có nhiều vi khuẩn nên mùi càng nặng hơn. Ngoài ra, trên cơ thể tự nhiên của mỗi người có một số loại vi khuẩn tương đối khác nhau sống ký sinh. Mỗi một tập hợp vi khuẩn trên da sẽ tạo ra một mùi đặc trưng khác nhau ở mỗi người.
* Mắc một số bệnh lý: Ở một số người, do mắc một số bệnh lý khiến cơ thể phát ra mùi tự nhiên, chẳng hạn viêm amiđan, nướu và xoang sẽ khiến hơi thở có mùi khó chịu hơn. Theo Michael Kummer - chuyên gia sức khỏe, cựu vận động viên chuyên nghiệp - các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến mùi cơ thể là bệnh gút, tuyến giáp hoạt động quá mức, bệnh gan, thận. Bệnh tiểu đường hoặc nhiễm trùng cũng khiến hơi thở và cơ thể nặng mùi hơn. Các loại nhiễm trùng thường tạo ra mùi hôi ở những nơi khác lạ, chẳng hạn rốn.
* Thói quen hút thuốc lá: Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), thói quen hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư, bệnh tim mạch, bệnh phổi, tiểu đường... Bên cạnh đó, hút thuốc khiến cho hơi thở và cơ thể có mùi khó chịu, dù bạn cố gắng tẩy sạch mùi hương đến đâu. Việc sử dụng nicotin cũng khiến mọi người đổ mồ hôi nhiều hơn, mồ hôi tiết ra có mùi nặng hơn.
* Ăn những món nặng mùi: Theo Mark Lewis, chuyên gia sức khỏe có trụ sở tại California, một số loại thức ăn như tỏi, hành, đồ cay dễ khiến mùi cơ thể tồn tại ngay cả sau khi tắm. Các loại thực phẩm khác như bông cải xanh, bắp cải và súp lơ trắng cũng tạo ra khí, ảnh hưởng đến mùi cơ thể. Một số người gặp tình trạng hiếm gọi là trimethylaminuria, khiến họ tiết ra mùi tanh như cá sau khi ăn hải sản. Thực phẩm chế biến sẵn, rượu và một số loại ngũ cốc cũng có thể gây mùi cơ thể.
Trần Mỹ Hương (NASATI), tổng hợp 10/2023
Những cách giúp mùi cơ thể thơm
Việc giữ cho cơ thể luôn có hương thơm mỗi ngày luôn là điều mà nhiều người mong muốn. Để thực hiện được điều này cũng không phải là quá khó. Dưới đây là những cách có thể giúp bạn sở hữu mùi cơ thể dễ chịu mỗi ngày:
Nhìn chung, việc mùi cơ thể có dễ chịu hay không sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như gen di truyền, chế độ ăn uống, sinh hoạt,... Đối với những người có mùi cơ thể bẩm sinh hơi khó chịu, nếu cố gắng thực hiện theo những cách trên thì vẫn có thể cải thiện được.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nhiều người đã bắt đầu sử dụng lăn khử mùi từ tuổi dậy thì, khi sự thay đổi hormone làm tăng sản xuất mồ hôi - Ảnh: Physicians Rejuvenation Center
Vào tháng 8 vừa qua, Alexis DiMaya - nhà sáng tạo nội dung - đã đưa ra tuyên bố táo bạo trong bài đăng trên TikTok của mình. "Tôi không bao giờ dùng lăn khử mùi, và cơ thể tôi không hôi" - cô nói với hơn 500.000 người theo dõi tài khoản mình.
Nhiều người đã bắt đầu sử dụng lăn khử mùi từ tuổi dậy thì, khi sự thay đổi hormone làm tăng sản xuất mồ hôi. Chúng ta dựa vào sản phẩm này để không chỉ kiểm soát mồ hôi, mà còn giúp cơ thể không có mùi hôi.
Trái với quan niệm phổ biến, mồ hôi không tự có mùi. Mồ hôi chủ yếu là nước, cùng với một lượng nhỏ các chất khác như natri và clorua. Tuy nhiên, loại tuyến mà mồ hôi tiết ra sẽ ảnh hưởng đến mức độ có mùi của chúng ta.
Có hai loại tuyến mồ hôi chính tham gia quá trình này, gồm tuyến eccrine và tuyến apocrine. Tuyến eccrine tạo ra mồ hôi lỏng, không mùi để làm mát cơ thể - loại mồ hôi mà bạn trải nghiệm khi bạn ở ngoài trời nóng. Mồ hôi này sẽ bốc hơi khỏi da.
Tiếp đến là tuyến apocrine, có khả năng tạo ra mùi hôi hơn, bác sĩ da liễu Dr. Connie Yang của Trung tâm da liễu PFRANKMD (thành phố New York, Mỹ) cho biết. "Tuyến apocrine nằm ở các khu vực có lông như nách, vùng kín và da đầu và tiết ra mồ hôi đặc hơn", cô nói.
Cũng như mồ hôi từ tuyến eccrine, mồ hôi này không có mùi ngay sau khi được tiết ra. Nhưng khi tiếp xúc với vi khuẩn trên da, các protein và axit béo bị phân giải, "dẫn đến mùi cơ thể mà chúng ta đã quen thuộc", Yang giải thích.
Yang cho biết khi căng thẳng hoặc lo lắng, chúng ta tiết mồ hôi qua tuyến apocrine. Điều này có nghĩa là ta có thể có mùi nhiều hơn trong các thời điểm căng thẳng cao độ, so với khi đổ mồ hôi trong một ngày nắng ở bãi biển.
Ngoài ra, một số tình trạng y tế cũng có thể gây mùi cơ thể. Trimethylaminuria, một rối loạn chuyển hóa, tạo ra mùi cá ở mồ hôi, hơi thở và nước tiểu. Các vấn đề về thận, tiểu đường và thậm chí là suy gan đều có thể khiến cơ thể bạn tạo ra mùi nồng hơn.