Tp Long Xuyên Đô Thị Loại Mấy

Tp Long Xuyên Đô Thị Loại Mấy

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định công nhận TP Vĩnh Long là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Vĩnh Long.

Đô thị Bắc Giang là đô thị trung tâm phía Đông Bắc của vùng Thủ đô Hà Nội

Quyết định cũng nêu rõ tính chất quy hoạch chung đô thị Bắc Giang là đô thị trung tâm phía Đông Bắc của vùng Thủ đô Hà Nội, cửa ngõ xuất nhập khẩu, trung tâm tiếp vận - trung chuyển hàng hóa của vùng Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn); đầu mối kinh doanh - thương mại quan trọng của Vùng với các tỉnh Đông Bắc của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Quy hoạch đô thị Bắc Giang là đô thị loại I (thành phố trực thuộc tỉnh), trung tâm hành chính - chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bắc Giang; là đô thị xanh và thông minh, trung tâm phát triển của vùng trọng điểm kinh tế (vùng Tây Nam của tỉnh) với động lực phát triển chính là công nghiệp, dịch vụ, đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch - nghỉ dưỡng, có sức lan tỏa mạnh, lôi kéo phát triển các vùng khác trong tỉnh.

Thiết kế đô thị hiện đại, hấp dẫn, giàu bản sắc

Về định hướng phát triển không gian đô thị, định hướng phát triển đô thị đến năm 2030 tập trung tái phát triển chỉnh trang, bổ sung hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, không gian mở tại khu vực thành phố hiện hữu và các thị trấn (huyện Yên Dũng), các xã dự kiến lên phường để tập trung nguồn lực đầu tư phát triển và mở rộng đô thị trong tương lai, đáp ứng tiêu chí đô thị loại I.

Định hướng phát triển đô thị Bắc Giang đến năm 2045, tiếp tục phát triển đô thị theo hướng Nam và hướng Đông, gồm các khu đô thị mới đồng bộ, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu nhà ở công nhân có kết hợp với sản xuất tạo được nét đặc thù của đô thị, khu nông nghiệp công nghệ cao, khu cây xanh vui chơi giải trí và dịch vụ du lịch.

Thiết kế đô thị hiện đại, hấp dẫn, giàu bản sắc, dựa trên cấu trúc cảnh quan và sinh thái tự nhiên, đặc biệt là cảnh quan dãy núi Nham Biền và cảnh quan dọc hai bên sông Thương, sông Cầu... phải được khai thác hiệu quả.

Thiết kế đô thị phù hợp với điều kiện văn hóa, xã hội, trong đó nâng cấp, cải tạo và khai thác các khu đô thị hiện hữu; tăng cường khả năng giao lưu và tạo sự hấp dẫn của đô thị du lịch thông qua hệ thống không gian công cộng, quảng trường, không gian cảnh quan tự nhiên.

Trung tâm phát triển quỹ đất TP Long Xuyên

Ông Võ Văn Trung, nguyên Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Long Xuyên, được phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ tại nhà riêng, tại phường Mỹ Phước, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Tây Sơn vươn tầm đô thị loại IV

Đạt được nhiều thành tựu trong phát triển KT-XH những năm gần đây, huyện Tây Sơn đang huy động mọi nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí và triển khai hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn đô thị loại IV.

Tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng

Theo lộ trình đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa của huyện Tây Sơn đạt 57,6%, hệ thống đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH. Huyện tập trung xây dựng 7 đơn vị hành chính đạt tiêu chuẩn phường (thị trấn Phú Phong, xã Bình Tường, xã Tây Phú, xã Tây Xuân, xã Bình Nghi, xã Bình Thành, xã Bình Hòa). Để đạt được mục tiêu này, UBND huyện triển khai quyết liệt nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung vào đầu tư hạ tầng kỹ thuật.

Từ năm 2021 - 2023, huyện triển khai 41 dự án với tổng giá trị 4.406 tỷ đồng. Các dự án tiêu biểu là: Nâng cấp, mở rộng tuyến QL 19B, mở rộng đường vào Khu du lịch Hầm Hô, xây dựng mới các tuyến: Đường tránh phía Nam thị trấn Phú Phong, đường tránh QL19 phía Nam đô thị Phú Phong, đường Bình Nghi - Bình Hòa, đường nối QL 19 đến đường tránh mới phía Nam (phía Đông Cụm công nghiệp Bình Nghi), đường nối QL 19 và ĐT 636 (xã Bình Nghi)...

Ông Hồ Văn Trung, một người dân ở thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, phấn khởi: Vài năm gần đây, tôi thấy huyện đầu tư xây dựng đường giao thông khắp từ thôn đến xã. Đường mới được mở đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hệ thống chiếu sáng, vỉa hè, thoát nước, cây xanh…, tạo nên những tuyến phố đẹp. Người dân đi lại, chuyên chở hàng hóa thuận lợi, kinh tế phát triển, nhiều hộ dân đầu tư xây dựng tường rào cổng ngõ, trồng hoa giúp cảnh quan ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp.

Huyện hoàn thiện và phê duyệt 9 đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 gồm: Khu đô thị Phú Hòa, khu đô thị Phú An, khu đô thị Bình Hòa, khu đô thị Bình Thành, khu đô thị Bình Tường, khu đô thị Tây Bình, khu đô thị Bắc Sông Kôn, khu đô thị Hòa Lạc và điều chỉnh quy hoạch chung xã Tây Giang theo hướng đạt chuẩn đô thị loại V.

Nhiều thiết chế văn hóa, thể thao đã được xây dựng phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân như: Quảng trường trước Bảo tàng Quang Trung (5,5 ha), công viên khu đê bao sông Côn (4,5 ha) được lắp đặt dụng cụ tập luyện thể thao ngoài trời; công viên nước và hồ bơi Minh Thành, khu trung tâm TDTT thị trấn Phú Phong…

Một góc thị trấn Phú Phong. Ảnh: HẢI YẾN

Hoàn thiện các tiêu chí trong năm 2024

Ông Phan Chí Hùng, Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn, cho biết, theo đánh giá hiện trạng đô thị huyện Tây Sơn, về tiêu chí phân loại đô thị loại IV, địa phương đạt khoảng 73,58 điểm/100 điểm, tăng 12,11 điểm so với năm 2022. Năm 2024, huyện phấn đấu đạt thêm ít nhất 11,42 điểm theo tiêu chí của Nghị quyết 26, để đạt đô thị loại IV với 85 điểm. Dự kiến đến năm 2025, huyện cơ bản đạt tiêu chí, tiêu chuẩn đô thị loại IV; đến năm 2026 đủ điều kiện lập đề án đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận đạt đô thị loại IV; trước năm 2030 sẽ phấn đấu nâng cấp Tây Sơn thành thị xã.

Hiện nay, huyện Tây Sơn tìm giải pháp để nâng tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt chuẩn theo quy định; nâng tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở vùng nông thôn; nâng tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng.

Từ đầu năm 2024 đến nay, Ban Quản lý cấp và thoát nước huyện thực hiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Phú Phong với tần suất tăng từ 3 lên 6 lần/tuần tại 15/15 xã, thị trấn bằng xe ép rác chuyên dụng; đảm bảo đến tháng 8.2024 đạt tỷ lệ thu gom từ 90% trở lên.

Huyện tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, nhất là lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ - du lịch. Toàn huyện quy hoạch 12 CCN trên 472 ha, hiện thu hút 121 DN đầu tư, tỷ lệ lấp đầy các CCN đạt 81,22%, giải quyết việc làm cho 6.000 lao động tại chỗ. Nhiều dự án lớn đã và sắp đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế địa phương như: Dự án Khu sản xuất, chế biến nông, lâm sản của Công ty CP Vinanutrifood Bình Định, tổng vốn đầu tư 500 tỷ đồng; Dự án Nhà máy sản xuất gạch ốp lát cao cấp và ngói gốm tráng men của Công ty CP Takao Bình Định, tổng vốn đầu tư hơn 1.920 tỷ đồng; Dự án Nhà máy sản xuất gạch ốp lát granite do Công ty CP Công nghiệp Kamado làm chủ đầu tư, tổng vốn gần 1.000 tỷ đồng…

Huyện cũng xây dựng đề án phát triển du lịch nhằm khai thác tối đa thế mạnh địa phương, đặc biệt trong việc hình thành chuỗi liên kết theo hướng kinh tế du lịch. Trung bình hằng năm, huyện đón 350 nghìn lượt khách tham quan các khu di tích lịch sử, du lịch cộng đồng.

Tháng 6.2024, tại buổi làm việc với huyện Tây Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh: Huyện cần khẩn trương hoàn thành các tiêu chuẩn thuộc các tiêu chí đô thị loại IV, nâng cấp từ huyện lên thị xã. Để làm được điều đó, địa phương phải quản lý quy hoạch tốt, tạo điều kiện thuận lợi để các DN đến đầu tư, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, phát triển KT-XH, nâng cao thu nhập cho người dân.

Đến năm 2030, xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành đô thị loại I

Theo phê duyệt, phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng hiện hữu (Đô thị Bắc Giang). Diện tích lập quy hoạch khoảng: 25.830 ha. Trong đó thành phố Bắc Giang: 6.656 ha; huyện Yên Dũng: 19.174 ha.

Mục tiêu quy hoạch nhằm cụ thể hoá các định hướng chiến lược của Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch chuyên ngành có liên quan để xây dựng và phát triển đô thị Bắc Giang trở thành một đô thị trung tâm, cửa ngõ quan trọng phía Đông Bắc của vùng Thủ đô Hà Nội.

Đến năm 2030 cơ bản hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang phù hợp với Quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã; phấn đấu xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành đô thị loại I (trong đó sáp nhập toàn bộ địa giới hành chính huyện Yên Dũng vào thành phố Bắc Giang).

Theo nhiệm vụ quy hoạch, đến năm 2030, dân số đô thị Bắc Giang khoảng 472.000 người. Trong đó dân số nội thị khoảng 365.200 người, chiếm 77% tổng dân số; đến năm 2045, dân số đô thị Bắc Giang khoảng 666.000 người. Trong đó dân số nội thị đô thị Bắc Giang khoảng 565.000 người, chiếm 85% tổng dân số.