Triệu Chứng Sốt Viêm Não Nhật Bản

Triệu Chứng Sốt Viêm Não Nhật Bản

Sau khi virus viêm não Nhật Bản xâm nhập vào cơ thể, thì não và hệ thần kinh trung ương của người bệnh sẽ xuất hiện nhiều tổn thương. Đặc biệt, nhiều triệu chứng không mong muốn có thể xảy ra theo từng giai đoạn như sau:

Tiên lượng bệnh viêm não Nhật Bản

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu viêm não Nhật Bản và hiện nay chỉ điều trị hỗ trợ. Chính vì vậy, khi bệnh nhân mắc bệnh viêm não Nhật Bản thì tỉ lệ tử vong cao và sẽ để lại di chứng về thần kinh sau này.

Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân thể viêm não nhập viện khoảng 20 – 30%, thường xảy ra sau một thời gian hôn mê kéo dài. Trong số những người sống sót, di chứng thần kinh xảy ra trong ít nhất 30 – 50%.

Các di chứng phổ biến nhất bao gồm:

Đường lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và mùa hè là thời điểm dễ bùng phát thành dịch nhất. Đối tượng nhiễm chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt là những bé từ 5 đến 7 tuổi.

Có hơn 30 loài muỗi trung gian truyền bệnh virus viêm não Nhật Bản, đặc biệt là Culex Tritaeniorhynchus. C. Tritaeniorhynchus thường sinh sản trên ruộng lúa, đầm lầy và các vũng nước nông khác. Đây là muỗi cắn vào buổi tối và ban đêm.

Nguy cơ nhiễm virus viêm não Nhật Bản cao nhất là ở các vùng nông thôn, nông nghiệp. Một số trường hợp viêm não Nhật Bản đôi khi được báo cáo từ các khu vực thành thị.

Cách phòng ngừa bệnh viêm não Nhật Bản

Virus lây qua trung gian truyền bệnh chủ yếu là muỗi Culex. Vì vậy, mọi người cần làm những điều sau để phòng bệnh:

Các biện pháp bảo vệ cá nhân để ngăn ngừa muỗi đốt là rất quan trọng, vì điều này sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Việc tiêm vaccine viêm não Nhật Bản là biện pháp chủ động phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Theo thống kê và nghiên cứu, trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 2 – 6 tuổi có nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản cao nhất. Để phòng ngừa một cách tốt nhất thì trẻ nên được tiêm mũi nhắc lại theo định kỳ 3 năm/lần cho đến khi đủ 15 tuổi.

Viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, do vi rút viêm não Nhật Bản B gây ra. Bệnh lây truyền qua muỗi đốt, nguồn bệnh chủ yếu từ máu của các loài chim hoang dã và các loài gia súc như heo, ngựa…Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng tỷ lệ cao ở trẻ dưới 15 tuổi. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, những trường hợp qua khỏi cũng có tỷ lệ di chứng như bại liệt, mất ngôn ngữ, rối loạn phối hợp vận động, giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần...

Tại sao viêm não Nhật Bản lại nguy hiểm?

Tỷ lệ tử vong cao: Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây tử vong. Tử vong thường xảy ra trong 7 ngày đầu khi bệnh nhân có hôn mê sâu, co giật và những triệu chứng rối loạn hô hấp, tim mạch trầm trọng. Tử vong ở giai đoạn sau chủ yếu do các biến chứng đặc biệt như: Viêm phổi, suy kiệt,...

Di chứng nặng nề: Ngay cả khi sống sót, nhiều bệnh nhân vẫn phải đối mặt với những di chứng như bại liệt, mất ngôn ngữ, rối loạn phối hợp vận động, giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần,... ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Không có thuốc điều trị đặc hiệu: Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm não Nhật Bản. Vì vậy, phòng ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình.

Tất cả mọi người, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với vi rút viêm não Nhật Bản (viết tắt là VNNB) đều có thể bị mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh VNNB chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh do chưa từng được tiêm chủng trước dây và có thể bị nhiễm vi rút khi đi du lịch, lao động, công tác vào vùng lưu hành bệnh VNNB. Tỷ lệ mắc bệnh viêm não Nhật Bản ở vùng đồng bằng cao hơn vùng rừng núi và ở nông thôn cao hơn thành phố. Sau khi nhiễm bệnh để lại miễn dịch chắc chắn và vững bền.

Biểu hiện của bệnh với các triệu chứng:

- Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C kém đáp ứng hạ sốt. Đau đầu, buồn nôn, dần dần rối loạn tri giác (ngủ gà, li bì, đau đầu hoặc hôn mê). Co giật, thường co giật toàn thân. Gồng duỗi hoặc ưỡn, rối loạn nhịp thở, tiêu tiểu không tự chủ.

- Bệnh có thể diễn tiến nhanh chóng đến hôn mê và tử vong. Nếu qua giai đoạn đó có thể diễn tiến di chứng tùy mức độ tổn thương não. Tỉ lệ tử vong khoảng 10 - 20%.

- Triệu chứng viêm não Nhật Bản ở một số trẻ nhỏ còn là đi ngoài phân lỏng, đau bụng, nôn… gây nhầm lẫn giống như ngộ độc ăn uống.

Ảnh nguồn: Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam

Cách phòng, chống hiệu quả nhất

- Tiêm phòng vắc xin: Đây là biện pháp phòng ngừa quan trọng và hiệu quả nhất. Vắc xin viêm não Nhật Bản đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả. Viêm não Nhật Bản được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia tại Việt Nam từ 1997 áp dụng cho tất cả các trẻ trên 1 tuổi với lịch chích 3 mũi.

Đối với trẻ em dưới 5 tuổi : Tiêm 3 liều cơ bản theo lịch tiêm của chương trình tiêm chủng mở rộng.

Đối với trẻ trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm vắc xin VNNB thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản:

Ảnh nguồn: Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố

- Diệt muỗi: Vệ sinh môi trường, sử dụng thuốc diệt muỗi, màn chống muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy tại hộ gia đình, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để muỗi không có nơi trú đậu, nên dời chuồng gia súc xa nhà,…

- Mặc quần áo dài tay: Khi đi ra ngoài, đặc biệt là vào buổi tối, nên mặc quần áo dài tay, đi giày kín mũi để tránh bị muỗi đốt.

- Ngủ màn: Ngủ màn kể cả ban ngày giúp ngăn ngừa muỗi đốt, đặc biệt là vào ban đêm khi muỗi hoạt động mạnh.