VCCI chi nhánh TP.Hồ Chí Minh là chi nhánh hoạt động trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh và 6 tỉnh thành phía Nam:Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Lâm Đồng, Long An, Tây Ninh. Địa bàn hoạt động rộng đi cùng với nhiều khó khăn, thách thức song những năm qua Chi nhánh luôn nỗ lực tự hoàn thiện mình để ngày càng đảm đương tốt hơn nhiệm vụ được giao, tăng cường liên kết ngành và liên kết vùng, giữ vững vai trò và sứ mệnh đại diện vì một cộng đồng “Doanh nghiệp vững mạnh, Quốc gia thịnh vượng".
Đề nghị xem xét, hoán đổi tên đường Trường Sa và Hoàng Sa
Cử tri cũng kiến nghị Sở VH&TT xem xét việc hoán đổi tên đường Trường Sa và Hoàng Sa để phù hợp với vị trí bờ bắc bờ nam của Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Cử tri lý giải, đường Trường Sa đang ở bờ bắc, đường Hoàng Sa đang ở bờ Nam của kênh. Trong khi đó trên bản đồ khu vực biển đông thì quần đảo Trường Sa ở phía Nam, quần đảo Hoàng Sa ở phía bắc.
Về vấn đề này, Sở VH&TT cho biết ghi nhận ý kiến đóng góp của cử tri, trong thời gian tới sẽ xem xét, nghiên cứu tham mưu việc đặt tên đường trên địa bàn TP khoa học hơn.
Lý giải tên đường Trương Vĩnh Ký
Theo Sở VH&TT, hiện nay đường Trương Vĩnh Ký nằm trên địa bàn phường Tân Thành, quận Tân Phú, từ đường Lũy Bán Bích đến đường Tân Sơn Nhì.
Đường dài khoảng 946 m, lộ giới 21 m, đi qua ngã tư Nguyễn Thái Học, ngã ba Vạn Hạnh, các ngã tư Nguyễn Bá Tòng, Nguyễn Hậu, ngã ba Ngô Quyền, Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn Xuân Khoát, Hòa Bình.
Đường có từ năm 1967 khi thành lập khu dân cư Tân Phú và mang tên Trương Vĩnh Ký.
Chỉ đổi tên đường khi thật cần thiết
Tương tự, đường Alexandre de Rhodes nằm trên địa bàn phường Bến Nghé, quận 1, từ đường Phạm Ngọc Thạch đến đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Đường Alexandre de Rhodes dài khoảng 281 m, lộ giới 20 m, qua ngã tư Pasteur.
Đường Alexandre de Rhodes là một trong các đường xưa nhất của Sài Gòn (cũ). Ngày 2-6-1871, đường được đặt tên là đường Paracels (Hoàng Sa). Đến ngày 16-10-1871, đường được đổi tên lại thành Colombert.
Ngày 22-3-1955, chính quyền đổi thành đường Alexandre de Rhodes và tới ngày 4-4-1985, TP đã đổi lại là đường Thái Văn Lung.
Ngày 16-9-1995, UBND TP.HCM ra quyết định đổi tên đường Thái Văn Lung thành tên đường Alexandre de Rhodes như trước đây.
Sở VH&TT lý giải thêm: Ông Alexandre de Rhodes là giáo sĩ, học giả, sinh tại Avignon trong một gia đình gốc Do Thái.
Năm 1618, ông được Giáo hội La Mã cho phép sang Đông Á truyền giáo. Những năm 1636-1640, ông Alexandre de Rhodes cùng một số linh mục người Bồ Đào Nha và các thầy giảng Việt Nam phiên âm tiếng Việt dưới dạng chữ La Tinh, soạn thảo một số sách trong đó có bộ Từ điển Việt-Bồ-La (1651).
Sở VH&TT nhận định: Danh nhân Alexandre de Rhode là người góp công lớn trong việc hình thành chữ Quốc ngữ của Việt Nam từ thế kỷ XVII. Ông là người có công trong việc phiên âm tiếng Việt dưới dạng chữ Latin.
Ngoài ra, việc đổi tên đường sẽ làm ảnh hưởng đến các giấy tờ của người dân, nên phải được thực hiện một cách kỹ lưỡng và chỉ đổi khi thật sự cần thiết.