Con đường học vấn không bao giờ là giới hạn, và việc theo đuổi một tấm bằng thạc sĩ đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những câu hỏi thường gặp nhất khi quyết định học thạc sĩ chính là: “Học lên thạc sĩ mất mấy năm?”. Thời gian học thạc sĩ không phải là một con số cố định, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian học thạc sĩ, chi phí và thời gian học, từ đó đưa ra quyết định phù hợp với bản thân.
Thạc sĩ là gì? Cao học và thạc sĩ khác gì nhau?
Định nghĩa về thạc sĩ cũng như sự khác biệt giữa thạc sĩ với cao học được hiểu như sau:
Thạc sĩ là cụm từ dùng để chỉ những người có học vấn cao, rộng, cũng là một bậc học vị. Học vị thạc sĩ cao hơn so với cử nhân, nhưng lại dưới tiến sĩ. Người học đạt được cấp bậc này chỉ khi nào họ đã hoàn thành xong chương trình đào tạo thạc sĩ do một trường đại học tổ chức.
Thạc sĩ cũng dùng để nhắc đến cá nhân có sự nghiệp học vấn, chuyên môn sâu về một lĩnh vực, chuyên ngành cụ thể. Khi đã đúc kết được đủ kiến thức về mặt lý thuyết cũng như thực tế thì họ sẽ có năng lực, sự hiểu biết sâu sắc hơn, từ đó dễ dàng giải quyết những phát sinh trong quá trình công tác sau này.
Đối với những người có định hướng tiến xa về mặt học vấn, sau khi đã đạt được học vị thạc sĩ có thể tiếp tục học lên. Tuy nhiên, để làm được cá nhân sẽ phải bỏ ra rất nhiều công sức, thời gian và tài chính cho nên cần cân nhắc kỹ.
Thời gian học thạc sĩ mấy năm? Phân loại các chương trình thạc sĩ
Theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 15/05/2014 quy định thời gian đào tạo trình độ Thạc sĩ như sau:
Chương trình đào tạo Thạc sĩ gồm 3 phần kiến thức như sau
Phân loại chương trình thạc sĩ:
Thạc sĩ nghiên cứu: Thạc sĩ nghiên cứu dành cho giảng viên các trường đại học và cao đẳng, hoặc các nghiên cứu viên các viện nghiên cứu công hoặc tư, các tổ chức công và tư.
Chương trình thạc sĩ nghiên cứu được thiết kế theo hướng cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu của ngành, chuyên ngành và phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp để có thể độc lập nghiên cứu khoa học. Thạc sĩ nghiên cứu sẽ thường có định hướng học lên nghiên cứu sinh tiến sĩ (Ph.D.)
Thạc sĩ ứng dụng: Thạc sĩ ứng dụng dành cho các anh chị đang làm thực tế, chuyên viên, quản lý, điều hành trong các doanh nghiệp, các tổ chức công và tư, cơ quan công, hành chính sự nghiệp, cơ quan thực.
Chương trình thạc sĩ ứng dụng giúp người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp, có khả năng thiết kế sản phẩm, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan.
Nhìn chung, người đã xác định học theo hướng ứng dụng thì thường không học tiếp lên tiến sĩ. Nếu thay đổi ý định học tiếp lên tiến sĩ (Ph.D.) sẽ phải học bổ sung về phương pháp nghiên cứu hoặc cần tham gia thực tập nghiên cứu (cùng với chuyên gia nghiên cứu) trước khi đăng ký học tiến sĩ, hoặc học tiến sĩ theo hướng thực hành dành cho thạc sĩ theo hướng ứng dụng nhưng số này rất hạn chế.
Thạc sĩ theo mô hình tích hợp: Hay còn gọi là chương trình tích hợp cử nhân – thạc sĩ hoặc kỹ sư – thạc sĩ. Người học sẽ rút ngắn được thời gian học thạc sĩ xuống 1-1.5 năm vì sinh viên có thể tích lũy các tín chỉ trong chương trình đào tạo thạc sĩ ngay từ năm cuối đại học nếu đạt kết quả học tập loại khá trở lên.
Khi xem xét các điều kiện học thạc sĩ tại Việt Nam, bạn cũng nên cân nhắc những chương trình phù hợp với nhu cầu của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin về thạc sĩ xây dựng, bài viết này sẽ giúp bạn đánh giá liệu đây có phải là sự lựa chọn đúng đắn hay không.
Chương trình tích hợp thạc sĩ được thiết kế riêng, liền mạch từ bậc đại học lên cao học và định hướng người học theo con đường nghiên cứu ngay từ bậc đại học. Mô hình này thường có tại những ngành kỹ thuật, đa số cử nhân sẽ chọn học tiếp lên thạc sĩ.
Khi phân loại các chương trình thạc sĩ, việc lựa chọn trường học cũng rất quan trọng. Nếu bạn đang suy nghĩ về ngành marketing, hãy tham khảo thêm thông tin từ bài viết về học thạc sĩ marketing ở đâu tốt để có lựa chọn phù hợp.
Thời gian học thạc sĩ chính quy
Như đã đề cập ở trên, thời gian học thạc sĩ chính quy tại Việt Nam thường kéo dài từ 2 đến 2,5 năm.
Trong 2 năm học, bạn sẽ được tham gia học các môn học chuyên ngành, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu và tham gia các hoạt động khoa học khác.
Trong 6 tháng cuối cùng, bạn sẽ tập trung hoàn thành luận văn thạc sĩ – một bài nghiên cứu khoa học tập trung vào một vấn đề chuyên ngành bạn đã chọn. Việc viết luận văn đòi hỏi bạn phải có khả năng nghiên cứu, phân tích và tổng hợp thông tin, cũng như khả năng trình bày ý tưởng một cách khoa học và thuyết phục.
Thực tế, thời gian học thạc sĩ chính quy có thể thay đổi tùy thuộc vào chương trình đào tạo của từng trường đại học và chuyên ngành bạn chọn. Một số trường có thể cho phép bạn tốt nghiệp sớm hơn nếu bạn đạt được thành tích học tập xuất sắc và hoàn thành luận văn trước thời hạn.
Thời gian học lên thạc sĩ tại chức thường kéo dài từ 2,5 đến 3 năm, thậm chí có thể lâu hơn. Hình thức đào tạo này cho phép bạn vừa học vừa làm, nên lịch học được thiết kế linh hoạt hơn, thường vào các buổi tối, cuối tuần hoặc theo các khóa học ngắn hạn.
Nếu bạn có kế hoạch học lên thạc sĩ tại các nước phát triển, chẳng hạn như du học thạc sĩ Hàn Quốc, Anh, Mỹ, Úc..., thời gian học thạc sĩ thường kéo dài từ 1 đến 2 năm.
Các chương trình đào tạo tại các trường đại học quốc tế thường được thiết kế chặt chẽ, với lộ trình học tập cụ thể và yêu cầu cao về chất lượng. Các yêu cầu đầu vào cũng khắt khe hơn, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về hồ sơ, quy định tiếng Anh đầu vào thạc sĩ cũng như năng lực nghiên cứu để được chấp nhận vào các chương trình đào tạo.
Cao học và thạc sĩ khác gì nhau?
Khoảng 50 năm trước đây, miền Nam Việt Nam gọi học vị thạc sĩ chính là “cao học”, còn cụm từ thạc sĩ lúc bấy giờ lại để chỉ đối tượng học vấn khác.
Hiện nay cao học được hiểu là chương trình học lên cao hơn sau khi đã tốt nghiệp đại học, dành cho những cử nhân muốn nâng cao học vị cũng như tích lũy thêm kiến thức chuyên sâu về ngành theo học.
Khi đã hoàn thành xong nội dung khóa học về các kiến thức chung, kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên ngành và luận văn, bạn sẽ nhận được một tấm bằng chính là bằng thạc sĩ.
Trước đây, học thạc sĩ chỉ rơi vào khoảng 1 đến 2 năm theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Vậy nhưng hiện nay, Bộ Giáo dục đã ban hành Thông tư mới số 23/2021/TT-BGDĐT thay thế cho thông tư cũ năm 2014 với những điều chỉnh về thời gian học thạc sĩ được hiểu đơn giản như sau:
Thời gian học thạc sĩ hiện nay đã có sự thay đổi
Cơ sở đào tạo sẽ định hướng cho học viên thông qua lộ trình dành cho từng chương trình học, phù hợp với hình thức đào tạo mà học viên lựa chọn được gọi là kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa.
Đối với kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa: thời gian học phải thích hợp so với thời gian đã được quy định ở Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân. Bên cạnh đó, hều hết số học viên tham dự cần được đảm bảo sẽ hoàn thành xong chương trình đào tạo.
Thông tư mới sẽ bổ sung thêm hình thức đào tạo vừa học vừa làm dành cho chương trình định hướng ứng dụng nên thời gian học tập chuẩn toàn khóa sẽ kéo dài thêm ít nhất 20% so với đào tạo chính quy.
Cơ sở đào tạo sẽ nêu rõ quy định về thời gian tối đa để học viên hoàn thành xong khóa học. Tuy nhiên, thời gian này không được phép kéo dài hơn 02 lần thời gian đối với kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa theo hình thức đào tạo chính quy hoặc vừa học vừa làm.